Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Bi thương lớn nhất của người trưởng thành, chính là đọc hiểu Tôn Quyền: Không ai sinh ra đã hoàn hảo, cũng chẳng ai từ đầu đã khiếm khuyết, con đường bạn đi, là sự lựa chọn của bạn

Nhắc về thời kì Tam Quốc của Trung Quốc, người mà số đông mọi người để ý tới nhiều hơn là Tào Tháo và Lưu Bị, nhưng thực ra, cuộc đời của Tôn Quyền, thanh niên duy nhất có thể đấu lại với hai lão làng Tào Tháo và Lưu Bị cũng hàm chứa rất nhiều điều đáng kinh ngạc và đáng để bàn tới.

Trung Hoa, Tống Ninh Tông, Gia Thái năm thứ 3, Tân Khí Tật, người khi đó đã ở nhà thảnh thơi suốt 8 năm, một lần nữa được triều đình trọng dụng.

Lúc này, Tân Khí Tật đã bước qua độ tuổi 60, tóc mai bạc trắng như sương.

Khi biết tin triều đình chuẩn bị đi đánh nhà Kim, ông lão già nua Tân Khí Tật liền trở nên vô cùng rạng rỡ.

Đứng dưới Bắc Cố lầu, nước chảy siết dòng, đưa mắt ra nhìn về phương xa, nhiệt huyết bừng bừng, ông thốt ra một câu: "Niên thiếu vạn đâu mâu, tọa đoạn đông nam chiến vi hưu. Thiên hạ anh hùng thúy địch thủ? Tào Lưu, sinh tử đương như Tôn Trọng Mưu."

Nơi nào có thể nhìn thấy Trung Nguyên? Đứng trên lầu Bắc Cố, đâu đâu cũng là phong cảnh đẹp. Tự cổ chí kim, có biết bao quốc gia nổi lên rồi lại sụp đổ? Không biết. Chuyện cũ liên tục không ngừng, giống như dòng nước vô tận của sông Trường Giang vậy.

Tôn Quyền của thời niên thiếu, thống lĩnh ba quân, chiếm lĩnh Đông Nam, kiên trì chiến đấu, chưa từng khuất phục hay cúi đầu trước kẻ thù. Thiên hạ anh hùng, ai có thể là địch thủ của Tôn Trọng Mưu? Cũng chỉ có Tào Tháo và Lưu Bị mà thôi. Cũng giống như Tào Tháo đã từng nói: "Nếu có được đứa con trai như Tôn Quyền thì tốt quá!"

Nhắc về thời kì Tam Quốc của Trung Quốc, người mà số đông mọi người để ý tới nhiều hơn là Tào Tháo và Lưu Bị, nhưng thực ra, cuộc đời của Tôn Quyền, thanh niên duy nhất có thể đấu lại với hai lão làng Tào Tháo và Lưu Bị cũng hàm chứa rất nhiều điều đáng kinh ngạc và đáng để bàn tới.

Thời niên thiếu, nhiệt huyết sôi nổi, anh hùng cái thế.

Tuổi trung niên, thống lĩnh Giang Đông, liên kết lực lượng.

Nhưng không ngờ ở tuổi lão niên, lại sống thành một tên hôn quân ngu ngốc và tự đại.

Có thể tạo ra một khởi đầu tốt đẹp, nhưng lại không thể kết thúc một cách có hậu, có lẽ, đây cũng chính là bi thương lớn nhất của người trưởng thành.

Phải nối nghiệp cha và anh, Tôn Quyền không thể không lớn, cũng không thể không gánh vác trọng trách lớn lao này.

Giai đoạn đầu khi mới tiếp quản Giang Đông, Tôn Quyền phải lo lắng trăm bề cả trong lẫn ngoài.

Thái thú Lý Thuật Công phản loạn, thái thú Tôn Phụ đầu quân cho Tào Tháo, rất nhiều khu vực cũng nhân thời cơ nổi lên làm loạn.

Đối với hoàn cảnh khó khăn như vậy, Tôn Quyền đã cho thấy sự chín chắn vượt xa so với tuổi tác của mình.

Ông nhận Trương Chiêu làm thầy, Chu Du làm huynh, rất nhanh ổn định lại thế cục.

Tuy nhiên, không lâu sau, Tôn Quyền nghênh đón kẻ địch lớn mạnh nhất của mình, Tào Tháo.

Đối mặt với vạn đại quân của Tào Tháo, nội bộ Tôn Ngô phần lớn đều chủ trương đầu hàng, nhưng Tôn Quyền quyết không nhượng bộ giang sơn mà ba và anh gầy dựng cho kẻ khác.

Sau khi nghe Lỗ Túc và Chu Du phân tích, Tôn Quyền càng kiên trì hơn với quyết định kháng Tào.

Đối mặt với rất nhiều bộ hạ có ý muốn đầu hàng, Tôn Quyền, người vốn luôn nền nã đã vung kiếm lên chém góc bàn, kiên quyết nói: "Nếu còn ai có ý định đó, kết cục sẽ như vậy!"

Cuối cùng, Tôn Quyền trấn áp được quần chúng, liên minh với Lưu Bị kháng Tào, và giành được chiến thắng trong trận đánh lớn đầu tiên.

Nhà triết học người Pháp, Jean-Jacques Rousseau từng nói:

"Hoạn nạn, đối với kẻ yếu, nó là nấm mồ dẫn đến cái ch*t, còn đối với kẻ mạnh, nó là mảnh đất cho những khát vọng cao cả."

Đời người chậm rãi, luôn tồn tại những khó khăn, vất vả, gặp việc phải đấu tranh, tìm ra cách giải quyết, không sợ mưa to bão táp.

Những cây con non phải trải qua mưa gió mới phát triển được mạnh mẽ.

Người trẻ tuổi khi mới bước ra ngoài xã hội thường có xu hướng thỏa hiệp, nhiều khi sợ gánh vác trách nhiệm.

Đối mặt với khó khăn, thất bại, họ lựa chọn trốn tránh, lựa chọn từ bỏ, cuối cùng bỏ lỡ mất một cơ hội trưởng thành.

Thực ra, người trẻ, là phải dám chịu trách nhiệm, dám làm dám xông pha, vượt qua mọi khó khăn, lau khô nước mắt, không ngừng tiến lên phía trước.

Bạn cần phải biết rằng, trên thế giới này, nếu bạn không dũng cảm, sẽ chẳng ai thay bạn kiên cường.

Giết Quan Vũ, đoạt Kinh Châu, nhất định sẽ khiến Lưu Bị tức giận, vì vậy, Tôn Quyền một lần nữa lựa chọn nhẫn nhịn, chỉ có điều lần này là cúi đầu trước Tào Phi.

Sau khi biết tin Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền lập tức xưng thần, đồng thời chấp nhận danh hiệu "Ngô vương".

Trong lòng ông biết rõ, mình và Lưu Bị cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, nếu còn gây sự với Tào Ngụy nữa thì hậu quả quả thực không thể tưởng tượng.

Thực tế chứng minh, sự "nhẫn" của Tôn Quyền một lần nữa đem lại hiệu quả.

Khi Lưu Bị tấn công, Tào Phi không những không "thừa nước đục thả câu", ngược lại còn trợ giúp Giang Đông, cuối cùng thành công đánh bại Lưu Bị, hóa nguy thành an.

Cuốn "Tỉnh thế hằng ngôn" từng nói: "Sự bất tam tư trung hữu hối, nhân năng bách nhẫn tự vô ưu."

Ý muốn nói, làm việc, mà không suy nghĩ, có sự chuẩn bị trước sau, ắt sẽ hối hận, làm người, mà biết nhẫn ắt vô lo.

"Nhẫn" là một sức mạnh vô hình, nhưng nó lại có thể giúp chúng ta giải quyết được những khó khăn hữu hình.

Bước vào tuổi trung niên, không những phải tiếp nhận áp lực tới từ mọi phương diện, mà sức khỏe cũng không còn được như trước, lúc này, chúng ta lại càng phải khắc sâu cho mình chữ "nhẫn".

Tìm kiếm cơ hội tốt từ trong Nhẫn, học hỏi những thay đổi từ trong Nhẫn, rồi cuối cùng đạt được bước đột phá trong cuộc sống.

Lão niên đừng hồ đồ

Nếu phú quý tới mức độ ngang tàn, vậy thì chính là đang tự gieo hậu họa cho mình

Trận Xích Bích đánh bại Tào Tháo, trận Di Lăng đánh bại Lưu Bị, nếu hai lão làng ấy còn bại dưới tay mình, vậy thì thiên hạ này còn ai có thể cản nổi bước chân của Tôn Quyền?

Công nguyên năm 227, nhẫn nhịn bao năm, Tôn Quyền cuối cùng "làm lớn", quyết định xưng Đế.

Tôn Quyền lúc này bước lên đỉnh của cuộc sống, và cũng là lúc bước trên con đường một chiều tự cao tự đại, không thể quay về.

Nói tóm lại, Tôn Quyền sau khi xưng đế, bỗng trở thành một con người khác, nhưng vấn đề là vừa ngang tàn lại vừa hồ đồ hơn.

Nếu đã tự xưng "Đại Đế", vậy tất nhiên phải làm việc mà đại đế nên làm, mà mở rộng cương thổ chính là chuyện như vậy.

Tôn Quyền mở rộng bản đồ, tứ phía quét quân: Thục Hán là đồng minh, không thể động; Tào Ngụy quá mạnh, động không nổi.

Tính tới tính lui, nơi có thể thể hiện uy quyền của Đông Ngô, cũng chỉ có những nơi xa xôi.

Tôn Quyền sai Vệ Ôn và Gia Cát Trực đi đánh ngoài biển, mặc dù có được chiến lợi phẩm nhưng số binh lính cũng tử trận không ít, sự việc cũng không đến nỗi quá lớn, nhưng Tôn Quyền biết chuyện, thấy thứ có lại được lại không bằng so với tổn thất, tức giận, liền phán hai người họ: "Làm việc không đến nơi đến chốn, giam vào ngục đợi ngày xử trảm."

Công nguyên năm 233, Công Tôn Uyên, người vốn dĩ cát cứ ở Liêu Đông bỗng dưng xưng thần với Tôn Quyền, người ngoài vừa nhìn là biết đây là một cái bẫy, nhưng Tôn Quyền lại cứ một mực tin tưởng.

Một người vốn dĩ từng rất anh minh như Tôn Quyền lại tin tưởng lời từ một phái của Công Tôn Uyên, sai hàng vạn binh lính đem theo vô số châu báu đi chiêu hàng Công Tôn Uyên.

Cuối cùng, lính mất, ngọc ngà cũng đi theo.

Tôn Quyền sau khi biết việc, vô cùng tức giận, muốn phát binh đánh Liêu Đông, may mắn là quần thần can ngăn, nếu không tổn thất e là sẽ còn nhiều hơn nữa.

Đối ngoại không ra đâu với đâu, đối nội cũng là một mớ hỗn độn.

Ngô quốc trước giờ luôn được biết tới là nước có luật pháp vô cùng nghiêm minh, vì muốn giảm nhẹ gánh nặng cho bách tính, thi hành chính sách mềm mỏng, nhân từ hơn, Lục Tốn đã nhiều lần dâng tấu thư khuyên nhủ, nhưng lại không nhận được sự đồng tình của Tôn Quyền.

Cũng chính vì hệ thống chính trị kiểu đàn áp này, thời kì sau của Đông Ngô "trộm cướp nổi lên dày như ong vỡ tổ", nhưng Tôn Quyền vẫn không muốn tự suy ngẫm lại, luôn cho rằng mình anh minh bậc nhất.

Vì vậy, Tôn Quyền một mặt ra lệnh các huyện lệnh xây cao lầu, một mặt dùng thuật sĩ, việc gì cũng hỏi Thần đạo.

Vì sự tự cao tự đại và hồ đồ của Tôn Quyền, Đông Ngô mới rơi vào kết cục lụi bại như vậy.

"Đạo đức kinh" có nói: "Phú quý nhi kiêu, tự di kì cữu."

Nếu phú quý tới mức độ ngang tàn, vậy thì chính là đang tự gieo hậu họa cho mình.

Không thiếu những trường hợp thực tế chứng minh câu nói này, nhưng cũng không có ít kẻ theo sau không nhận được bài học giáo huấn, tự mình rơi vào vũng bùn đó, Tôn Quyền của những năm cuối đời là một tâm gương vô cùng chân thực.

Khi cuộc sống gặp phải thăng trầm, trầm ổn, tĩnh lại cũng là một con đường.

Bước vào tuổi lão niên, phải nên có một sự trầm ổn trong tâm trí, không kiêu ngạo không vội vã, cẩn trọng mà hành động, dùng "trước sau vẹn toàn" để đưa ra một câu trả lời hoàn hảo cho cuộc đời mình.

A Độ

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/bi-thuong-lon-nhat-cua-nguoi-truong-thanh-chinh-la-doc-hieu-ton-quyen-khong-ai-sinh-ra-da-hoan-hao-cung-chang-ai-tu-dau-da-khiem-khuyet-con-duong-ban-di-la-su-lua-chon-cua-ban-20200809221559106.chn)

Tin cùng nội dung