Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Biến chứng nguy hiểm với bà bầu mắc sốt xuất huyết

Thai phụ sốt xuất huyết có thể tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim dẫn đến nhau bong non, thai ch*t lưu, thậm chí Tu vong cả mẹ lẫn con.

Mới đây một sản phụ chuyển dạ trong khi đang bị sốt xuất huyết nặng được các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) kích hoạt quy trình báo động đỏ hội chẩn liên viện ngay trên bàn mổ bắt con. Do thai nhi bất xứng đầu chậu, mẹ có khả năng băng huyết và nguy cơ cho em bé rất cao, các bác sĩ phải chủ động phòng ngừa băng huyết, bù tiểu cầu, hồng cầu lắng… để kiểm soát tình trạng chảy máu, giúp cuộc vượt cạn mẹ tròn con vuông.

Trước đó, một thai phụ khác chuyển dạ khi sốt xuất huyết ngày thứ 6 đã chật vật thoát cửa tử để hạ sinh bé trai 3,7 kg tại Bệnh viện Hùng Vương. Bệnh viện này cũng đang theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe một sản phụ sốt xuất huyết ở những ngày cuối thai kỳ.

Trước kia sốt xuất huyết chỉ xảy ra ở trẻ em, gần đây bệnh xuất hiện ở cả người lớn. Thai phụ không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh với hàng loạt ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi, nhất là trong giai đoạn gần sinh nở. Những tuần gần đây các bệnh viện TP HCM tiếp nhận khá nhiều thai phụ mắc bệnh sốt xuất huyết. 

Sốt xuất huyết trong thai kỳ gây nhiều hậu quả. Ảnh minh họa: khaskhabar

Tiến sĩ Bùi Chí Thương, Đại học Y dược TP HCM cho biết, sốt xuất huyết trong thai kỳ thường gặp vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Hậu quả của sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non, thai nhẹ cân, tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai. Thai phụ có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hoá do tình trạng giảm tiểu cầu. Nặng hơn, thai phụ có thể bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai ch*t lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ Tu vong. Thai phụ sốt xuất huyết lúc chuyển dạ có thể băng huyết sau sinh do máu chảy không cầm được. 

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Vũ, Khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, có rất ít nghiên cứu về tình trạng thai phụ bị sốt xuất huyết. Gần đây tần suất thai phụ bị sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng và cũng chỉ có các báo cáo riêng lẻ. Bệnh do siêu vi nên thai phụ có biểu hiện sốt cao kèm theo giảm tính thấm thành mạch máu làm cho lòng mạch máu bị thoát dịch, hậu quả là thai phụ bị cô đặc máu dẫn đến sốc, nhất là ở các ngày thứ 3 đến thứ 5 của sốt xuất huyết.

Một đặc điểm nữa của bệnh sốt xuất huyết là làm giảm tiểu cầu, một yếu tố của quá trình đông máu. Nếu thai phụ chuyển dạ trong khi bị bệnh sốt xuất huyết, nhất là ở ngày thứ 3 và thứ 5 của sốt, thì rất dễ bị băng huyết. Nặng hơn nữa là tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ Tu vong cho mẹ và thai. 

"Thai phụ bị sốt xuất huyết mà chuyển dạ trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của sốt thì quả thật là một thảm họa, vì các bác sĩ phải đối đầu với nguy cơ băng huyết và Tu vong mẹ", bác sĩ Vũ chia sẻ. Trường hợp này, các bác sĩ chỉ còn cách áp dụng tất cả biện pháp dự phòng băng huyết cũng như truyền tiểu cầu cho mẹ khi sinh, song khả năng Tu vong của thai phụ rất cao.

Theo tiến sĩ Thương, sốt xuất huyết ở thai phụ thường khó chẩn đoán hơn người bình thường do tình trạng pha loãng máu lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu. Hơn nữa tình trạng giảm tiểu cầu, men gan tăng và xuất huyết dưới da do sốt xuất huyết đôi khi đánh lừa bác sĩ sản khoa là thai phụ có hội chứng HELLP (một biến chứng của tiền sản giật). Triệu chứng của hai bệnh này khá giống nhau, chỉ khác biệt là sốt xuất huyết có sốt, còn HELLP có tăng huyết áp.

Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết, dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như hồ cá cảnh, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, tránh chỗ nước đọng... Nên báo cho nhân viên y tế những triệu chứng nghi ngờ như sốt, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hay đau cơ, đau khớp... Phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước, không tự ý dùng Thu*c hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân. 

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/bien-chung-nguy-hiem-voi-ba-bau-mac-sot-xuat-huyet-3308899.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY