Hơn 60% diện tích trung á có khí hậu khô hạn với lượng mưa không thường xuyên. một số nghiên cứu trước đây đã xác định được xu hướng nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm ở trung á, nhưng chưa rõ các khu vực khí hậu cục bộ ở đây đang biến đổi như thế nào. để tìm hiểu điều này, qi hu tại đại học nebraska – lincoln và zihang han tại đại học lan châu, trung quốc đã sử dụng dữ liệu nhiệt độ không khí và lượng mưa từ năm 1960 đến năm 2020 để chia trung á thành 11 khu vực khí hậu.
Kết quả, hai nhà khoa học khí hậu phát hiện, kể từ cuối những năm 1980, khu vực được phân loại có khí hậu sa mạc đã mở rộng về 3 phía: phía đông, phía bắc và phía nam. Riêng phía bắc, khí hậu sa mạc mở rộng thêm 100 km về phía bắc Uzbekistan và Kyrgyzstan. Hu nói rằng đây là một sự mở rộng đáng kể và đã gây ra hiệu ứng domino đối với các khu vực khí hậu lân cận, làm chúng trở nên khô hơn. Ở một số khu vực, nhiệt độ trung bình hằng năm trong giai đoạn 1990 - 2020 cao hơn ít nhất 5°C so với giai đoạn 1960 - 1979, mùa hè trở nên khô hơn và lượng mưa xảy ra chủ yếu vào mùa đông.
Theo thời gian, nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm sẽ khiến các cộng đồng thực vật chỉ còn lại những loài thích nghi với điều kiện nóng hơn và khô hơn, để lại hậu quả cho những động vật ăn cỏ phụ thuộc vào thảo nguyên hoặc đồng cỏ. Ở một số vùng, thời gian hạn hán kéo dài làm giảm năng suất của đất cho đến khi trở thành đất "chết".
Sự lan rộng của khí hậu sa mạc sẽ làm thay đổi thành phần của các hệ sinh thái.
Nhóm nghiên cứu còn nhận thấy một xu hướng khác ở các vùng núi Trung Á. Ở dãy Thiên Sơn thuộc tây bắc Trung Quốc, nhiệt độ tăng cao đi kèm với lượng mưa tăng góp phần làm tan băng trên cao, đây có thể là lý do tại sao các sông băng trong khu vực này tan với tốc độ nhanh chưa từng thấy, Hu nói. Với việc mưa rơi thay vì tuyết, các sông băng ở Trung Á sẽ không được bổ sung lượng băng đã mất, đồng nghĩa với việc trong tương lai, sẽ còn ít nước tan từ băng cung cấp cho mùa màng và con người.
Sa mạc hóa là một vấn đề ở Trung Á, nhưng để kết luận chắc chắn rằng sa mạc đang mở rộng, các nhà nghiên cứu nên xem xét các chỉ số như bão bụi và sóng nhiệt, thay vì chỉ dựa vào phân loại các khu vực khí hậu cục bộ - Mickey Glantz, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Colorado Boulder, lưu ý.
Trong khi đó, nhà sinh thái học Jeffrey Dukes tại Viện Khoa học và Công nghệ Carnegie nhán mạnh, các hoạt động của con người như khai thác mỏ và nông nghiệp cũng góp phần vào quá trình sa mạc hóa, vì vậy, các chính phủ ở Trung Á nên tập trung vào nông nghiệp bền vững và đô thị hóa bền vững.
Theo Hoàng Nam/Khoa học & Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/bien-doi-khi-hau-dang-sa-mac-hoa-nhieu-vung-trung-a/20220617081232273p1c160.htmTheo Hoàng Nam/Khoa học & Phát triển