Lý do khiến chân bị bóc vảy phổ biến nhất là do nhiễm nấm. Thậm chí, chân có thể bị lột da mà người bệnh cũng không hề có cảm thấy ngứa. Do vậy, rất nhiều người thường chủ quan và không biết mình đang bị mắc bệnh nhiễm nấm. Nếu da chân bắt đầu có hiện tượng lột da, hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra để bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Mồ hôi quá nhiều cùng với đó môi trường ẩm ướt sẽ thường gây ra hiện tượng nhiễm trùng chân, gây bong gân và khiến lòng bàn chân dễ bị lột da.
Theo chuyên gia, bàn chân nếu bị cháy nắng cũng sẽ dẫn đến lột da cùng nhiều bệnh khác. Vì thế, bạn nên chú ý hơn đến bàn chân để tránh chúng không phải chịu những tác hại từ tia tử ngoại từ môi trường bên ngoài. Khi ra đường, hãy chú ý che chắn cơ thể cẩn thận.
Chàm bội nhiễm là một trong những chứng bệnh trên da hình thành do sự giãn nở da. Bệnh này sẽ làm người bệnh bị lột da chân, ngứa, khô da khắp cơ thể.
Mất nước có thể làm cơ thể mệt mỏi, làm giảm trao đổi chất trong cơ thể, gây mụn trứng cá và khiến bàn chân bị bong da. Nếu cơ thể không cấp đủ độ ẩm, da sẽ bắt đầu bị skhô, lột ra từng mảng và lan khắp cơ thể. Do vậy, hãy nhớ luôn phải uống nước đủ mỗi ngày.
Biết cách phòng và chăm sóc da hợp lý sẽ giúp hạn chế được tình trạng da bị khô, bong tróc. Bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây.
Tắm cũng là một trong những điều người bị lột da chân, tay nên chú ý. Không nên tắm với nước quá nóng bởi nướng nóng sẽ làm giảm lớp mỡ trên da, làm cho da khô hơn, dễ bong tróc. Cũng không nên tắm với nước lạnh, tốt nhất là nên tắm bằng nước ấm. Ngoài ra, lưu ý không nên để thời gian tắm quá lâu vì sẽ làm cho lớp bã nhờn bảo vệ da bị mất đi, làm da càng khô, nứt nẻ, nhanh lão hóa. Lúc tắm cần nhẹ nhàng, không nên chà xát hay kỳ cọ quá mạnh. Khi tắm có thể thêm chút nước chanh hòa loãng hoặc chút muối khi tắm.
Những ngày thời tiết hanh khô, nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Mỗi sáng thức dậy nên uống khỏng 200-300ml nước. Ngày từ 2-3 lần lấy một chiếc khăn thấm nước ẩm và ủ lên vùng da dễ bị khô để cấp ẩm cho da.
Nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi ra đường, nên che chắn cẩn thận và thường xuyên đeo găng tay. Đặc biệt, dù trong bất cứ thời tiết nào cũng không nên quên dùng kem chống nắng có chứa SPF tối thiểu 30 để bảo vệ da.
Việc sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp dưỡng da rất tốt. Ngay khi tắm xong, da vẫn còn ẩm, nên thoa kem dưỡng ẩm vào các vùng da dễ bị khô, nứt nẻ để tăng độ ẩm cho da và kích thích da phục hồi. Việc chọn lựa kem dưỡng ẩm cũng như sử dụng chúng cũng cần lưu ý rằng kem dưỡng ẩm bản chất là rất có ích với làn da khô nhưng nếu dùng sai cách thì tác dụng đôi khi lại ngược lại. Người sử dụng có thể sẽ bị kích ứng. Chú ý không nên bôi quá nhiều hay quá dày kem lên da bởi sẽ làm bít lỗ chân lông, bí da dẫn đến da sần sùi.
Để tránh gây nguy hại cho da, khi mua kem dưỡng phải chọn sản phẩm không có chứa chất bảo quản, thành phần chất tạo màu, tạo mùi, nên chọn thương hiệu có uy tín. Tốt nhất, nên đến bác sĩ để tư vấn sử dụng loại kem giữ ẩm nào phù hợp với từng loại da, loại dành cho da dễ bị khô, nẻ.
Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe của mỗi người trong chúng ta. Đặc biệt là làn da, chính vì thế, để hạn chế làn da khô nẻ cũng như hạn chế tình trạng bị lột da chân, tay, hãy bổ sung đủ vitamin cho cơ thể bằng các loại trái cây như: cam, quýt, bưởi….
Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng bị lột da chân mà nhiều người vẫn thường mắc phải, nhất là những giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Hi vọng, với những tips phòng ngừa bệnh trên có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng này cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Chủ đề liên quan:
biện pháp bong troc da chân chữa lột da chân da chân hiện tượng lột da chân lột da ngăn ngừa tình trạng