Kinh tế xã hội hôm nay

“Biệt đội” săn tin từ vùng dịch Bắc Ninh, Bắc Giang

MangYTe - Là những chuyên viên truyền thông thuộc Vụ Truyền thông và Thi đua, Khen thưởng (Bộ Y tế), khi dịch COVID-19 bùng phát, họ đã trở thành phóng viên đắc lực, cung cấp thông tin từ vùng dịch một cách nhanh, chính xác, đa dạng và ấn tượng nhất để các cơ quan báo chí gửi đến bạn đọc khắp cả nước.

Anh Phạm Tuấn Dũng (Vụ Truyền thông và Thi đua, Khen thưởng - Bộ Y tế) là gương mặt quen thuộc với cánh báo chí Ảnh: PV

Từng "xông" vào nhiều điểm dịch lớn nhỏ cả nước

Gần 2 năm qua kể từ khi dịch covid-19 bùng phát tại việt nam, anh phạm tuấn dũng (vụ truyền thông và thi đua, khen thưởng) là gương mặt quen thuộc với cánh báo chí, đặc biệt là các phóng viên theo dõi mảng y tế. hễ ở đâu có dịch là anh dũng lại lên đường nhằm phối hợp, kết nối các nhà báo thuận tiện cho việc khai thác thông tin; đồng thời cũng kiêm nhiệm luôn công việc của một phóng viên thực thụ để truyền tải tới bạn đọc cả nước về tình hình dịch bệnh tại những điểm "nóng".

Anh dũng chia sẻ: "từ đầu năm 2020, khi dịch covid-19 bùng phát tại việt nam, tôi đã được lãnh đạo giao nhiều nhiệm vụ; trong đó có việc phối hợp với các cơ quan truyền thông để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về phòng chống dịch. có lẽ, do đặc thù của công việc nên phối hợp và làm việc với các nhà báo là điều may mắn của tôi trong thời gian qua. mỗi khi dịch bùng phát ở tỉnh nào là tôi có mặt để phối hợp thực hiện công việc của mình, có thể kể đến như: hải dương, vĩnh phúc, hà nội, tp đà nẵng, bắc ninh…".

"Vất vả, khó khăn nhưng với mong muốn cùng đóng góp một phần nhỏ nhoi để chung tay đẩy lùi dịch COVID-19, chúng tôi đều nỗ lực hết sức mình".

Anh Phạm Tuấn Dũng

Hồi tháng 7/2020, dịch COVID-19 bùng phát tại TP Đà Nẵng, anh Phạm Tuấn Dũng là một trong các thành viên thuộc Tổ truyền thông của "Bộ Chỉ huy tiền phương" chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. Anh nhớ lại: "Lúc đó, dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại TP Đà Nẵng, tôi đã lập tức nhận nhiệm vụ lên đường thực hiện nhiệm vụ. Suốt quá trình chống dịch, tôi cùng các thành viên trong Tổ truyền thông cùng phối hợp với nhau rất ăn ý, thực hiện hàng trăm bài/vở để các cơ quan báo chí sử dụng cũng như truyền tải những thông điệp về tinh thần quả cảm, sự hi sinh của đội ngũ thầy Thu*c nơi tuyến đầu".

Với mỗi thành viên từng "chi viện" cho TP Đà Nẵng trong cuộc chiến chống COVID-19 sau khi thực hiện xong nhiệm vụ đều có những kỷ niệm đáng nhớ đặc biệt, có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên. Anh Dũng nhớ lại: "Xong nhiệm vụ, tôi và đoàn công tác quay về Hà Nội với tâm trạng vô cùng hạnh phúc, hệt như những người vừa chiến thắng trở về. Chính đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của riêng bản thân tôi trong công việc và cũng là động lực để tiếp tục cống hiến chút công sức nhỏ nhoi của mình trong cuộc chiến đẩy lùi dịch COVID-19".

Đợt dịch thứ tư bùng phát đúng kỳ nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5 với tốc độ lây lan nhanh bởi virus biến chủng mới khiến bất cứ ai cũng lo lắng. Bắc Ninh, Bắc Giang là 2 tỉnh phải gánh chịu nặng nề bởi các ca mắc COVID-19 tăng chóng mặt, đặc biệt tại các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư… Với kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Dũng lại nhận nhiệm vụ "cắm chốt" tại tỉnh Bắc Ninh để tiếp tục công tác truyền tải thông tin nhanh, chính xác và đa dạng.

Kể lại ngày nhận nhiệm vụ, anh Dũng cho biết: "Khi tôi thông báo với người thân sẽ lên đường đến Bắc Ninh để chống dịch, mọi người đều động viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và giữ an toàn cho chính mình. Đặc biệt, bạn gái khá hiểu và thông cảm với đặc thù công việc của tôi nên cũng động viên, trò chuyện mỗi ngày".

Anh Dũng cho biết, nhiệm vụ lần này tại vùng dịch Bắc Ninh có đôi chút khác, bởi thông tin, tư liệu các cơ quan báo chí cần khá đa dạng, trong đó gồm cả báo điện tử, báo giấy, báo hình, phát thanh. Anh Dũng nói: "Khi tiếp cận một nhân vật, một sự kiện hay ghi nhận một địa điểm lấy mẫu xét nghiệm… tôi phải phối hợp làm sao có được tất cả tư liệu để các cơ quan báo chí thuộc nhiều loại hình khác nhau có thể sử dụng. Đôi khi vất vả, gặp nhiều khó khăn nhưng với mong muốn cùng đóng góp một phần nhỏ nhoi để chung tay đẩy lùi dịch COVID-19, tôi và các thành viên khác cũng nỗ lực hết sức".

Từng khoảnh khắc là một điều đáng nhớ

Một trong những công việc của chị Thảo tại vùng dịch Bắc Giang là mang đến thông tin chính xác, nhanh nhạy và đa dạng đến bạn đọc cả nước. Ảnh: PV

Chị Nguyễn Phương Thảo đã tạm gác việc gia đình, cùng hàng nghìn "chiến sĩ áo trắng" lên đường đến vùng dịch Bắc Giang "chiến đấu" với COVID-19. Là một chuyên viên truyền thông thuộc Vụ Truyền thông và Thi đua, Khen thưởng (Bộ Y tế), chị Thảo thấu hiểu những khó khăn, vất vả của đội ngũ cán bộ y tế nơi tuyến đầu chống dịch. Đặc biệt, đợt dịch lần thứ tư tại Bắc Giang với tốc độ lây lan nhanh, mạnh hơn tất cả những đợt dịch trước đã thôi thúc chị lên đường làm nhiệm vụ.

Chị Thảo chia sẻ: "Gia đình nhận được tin tôi sẽ đến Bắc Giang chống dịch, mọi người đều dành những lời động viên để tôi hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Do gia đình tôi cũng có người thân từng "chiến đấu" tại các điểm dịch ở nhiều tỉnh, thành nên ai cũng thấu hiểu, cảm thông và lấy đó làm niềm tự hào. Đó là chỗ dựa và là niềm động viên lớn nhất để tôi nỗ lực hết sức mỗi ngày thực thi nhiệm vụ tại tâm dịch Bắc Giang".

Kể về con trai nhỏ đang tuổi lên ba, lên năm, giọng chị Thảo chùng lại: "Con trai tôi rất hiểu chuyện, mới đầu cũng mè nheo và có phần dỗi mẹ nhưng sau đó tôi giải thích rằng mẹ phải đi chiến đấu cùng các bác sĩ để tiêu diệt xong "con cô-vít" sẽ về với con... Sau khi nghe giải thích xong, con biết và cũng chẳng còn mè nheo nữa. Nhưng quả thực, đôi khi nhớ con quá cũng chẳng biết làm sao. Chỉ mong dịch sớm chấm dứt để được về ôm con thật chặt trong lòng…".

Chị Nguyễn Phương Thảo Chuyên viên Vụ Truyền thông và Thi đua, Khen thưởng (Bộ Y tế)

Tại Bắc Giang, chị Thảo phối hợp với nhiều thành viên khác trong Tổ truyền thông để thực hiện hàng chục tin/bài mỗi ngày, từ đó chuyển cho các cơ quan báo, đài lấy tư liệu sử dụng trên các phương tiện thông tin. Chị kể, những ngày đầu, do khối lượng công việc khá nhiều, lại chưa có sự phối hợp nhịp nhàng nên mỗi ngày làm từ 8h sáng hôm trước đến 1h rạng sáng hôm sau. Tuy nhiên sau ít ngày, nhờ thay đổi cách làm, hướng làm và có sự phối hợp giữa các thành viên tốt hơn nên rút ngắn bớt thời gian.

Từ một chuyên viên truyền thông, khi đặt chân đến vùng dịch Bắc Giang, chị Thảo trở thành một phóng viên bất đắc dĩ, bởi tất cả sự kiện, tất cả những bệnh viện, nhà máy, điểm dịch… chị đều đặt chân đến. Những ngày thời tiết miền Bắc nắng nóng đỉnh điểm, chị vẫn lao ra đường, vẫn luôn có mặt tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm, bệnh viện dã chiến… để lấy thông tin, chụp ảnh và phối hợp cùng các thành viên trong Tổ truyền thông thực thi công việc của mình.

Trong chiến đấu, có gian khó, dũng cảm mới tạo nên những chiến binh; có hi sinh, khổ cực mới tạo nên những anh hùng. Và hôm nay, mình đã thực sự cảm phục một người thầy, người anh, người lãnh đạo đó.

"Có những ngày khối lượng công việc nhiều, tôi chạy hết điểm này đến điểm khác để làm việc. Thậm chí không ít lần chiếc áo ướt nhẹp vì mồ hôi bởi thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Tuy nhiên, so với đội ngũ thầy Thu*c, sinh viên y khoa tình nguyện… phải mặc các bộ đồ phòng hộ kín mít và làm việc dưới tiết trời nắng như đổ lửa thì tôi chưa thấm vào đâu. Đến giờ, cuốn vào công việc, tôi chẳng quan tâm đến việc da bị cháy nắng, mặt đen sạm đi… điều mà từ trước đến nay mình chưa từng nghĩ đến", chị Nguyễn Phương Thảo tâm sự.

Là một người đứng trong "chiến tuyến", chị Thảo đôi lúc cũng dành quãng thời gian nhất định để viết nhật ký giữa vùng dịch. Ngày 31/5, chị Thảo viết: "Có quá nhiều điều, nhiều cảm xúc lẫn lộn khó tả trong những lúc nguy cấp, khó khăn, vất vả, khốn khó... Tất cả những hình hài, tính cách, tâm trạng của con người đều đã đạt đến cực đỉnh thì lúc đó, những "tia sáng" về lòng tốt, trách nhiệm, nhẫn nại của con người lại được toả sáng. Sự vất vả có thể được thể hiện bằng nhiều hình thái về trí tuệ hay chân tay. Nhưng theo mình nghĩ, sự vất vả đến độ cực đỉnh đó là việc thích nghi với môi trường, hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt so với sự quen thuộc của họ, nhưng họ tỏa sáng khi vượt lên được hoàn cảnh khác biệt như thế. Trong chiến đấu, có gian khó, dũng cảm mới tạo nên những chiến binh; có hi sinh, khổ cực mới tạo nên những anh hùng. Và hôm nay, mình đã thực sự cảm phục một người thầy, người anh, người lãnh đạo đó".

Ngày 5/6, chị viết: "Đã mấy hôm rồi mình không viết bút ký vì quay cuồng trong công việc, nhưng vui nhất là tất cả mọi người đều có thể cảm nhận được tình hình dịch ở Bắc Giang đã có xu hướng giảm "độ nóng" so với 3 tuần trước đây. Thời gian này, Tiểu ban truyền thông gồm 5 anh em, ai cũng đều đã nắm bắt rất thành thạo và trở thành những tay "bút chiến" sắc lẹm, tin/bài/video phản ánh của đội tiền phương đến nay đã cán mốc 97 tin/bài/video, ngày mai chắc chắn sẽ lên đến con số 100. Đó là 100 thông tin để gửi đến báo chí toàn quốc, để cùng truyền đi tin tức, sự kiện, thông tin, hình ảnh trong tâm dịch Bắc Giang đến cộng đồng biết cuộc chiến chống dịch đã diễn ra như thế nào…"

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/biet-doi-san-tin-tu-vung-dich-bac-ninh-bac-giang-20210622094433118.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY