Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Bình Phước: Phun hóa chất phòng bệnh tay chân miệng tại trường học

Nếu trường nào có hai học sinh trở lên trong một lớp mắc bệnh trong bảy ngày thì đóng cửa lớp học 10 ngày.
Chiều 25/8, BS Tô Đức Sinh, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Phước, cho hay trung tâm đã cấp phát Thu*c, trang thiết bị cho trung tâm y tế các địa phương phun hóa chất Chloramine B tại các trường mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn tỉnh để bệnh tay chân miệng">phòng bệnh tay chân miệng nhân năm học mới. Trung tâm cũng yêu cầu khi trẻ mẫu giáo có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng phải thông báo ngay cho gia đình và cơ quan y tế để tránh lây lan. Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất 10 ngày từ khi khỏi bệnh và chỉ đến lớp khi không còn dấu hiệu bệnh. Nếu trường nào có hai học sinh trở lên trong một lớp mắc bệnh trong bảy ngày thì đóng cửa lớp học 10 ngày. Tính đến chiều cùng ngày trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có 243 trường hợp mắc bệnh, trong đó có một trường hợp Tu vong.

* Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai) cũng vừa phối hợp với Phòng GD-ĐT tổ chức đợt khử trùng phòng chống bệnh tay chân miệng tại toàn bộ 53 trường mầm non, mẫu giáo công lập và tư thục cùng 487 nhóm trẻ gia đình.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở tất cả 30 phường, xã TP Biên Hòa, có 1.216 trường hợp mắc bệnh, trong đó chín trường hợp Tu vong.

Cùng ngày, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đã ra quyết định thành lập hai đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng ngừa dịch bệnh tay chân miệng tại địa phương

Theo Bùi Liêm, Tô Phương - Tuổi Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-binh-phuoc-phun-hoa-chat-phong-benh-tay-chan-mieng-tai-truong-hoc-9952.html)

Tin cùng nội dung

  • Trường Tiểu học An Thạnh Đông C (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) xuống cấp và nguyện vọng của người dân là có ngôi trường mới để học sinh có nơi học khang trang. Thầy hiệu trưởng ngôi trường này đã hiến đất để xây dựng trường, việc làm của thầy khiến nhiều người nể phục.
  • Việc dùng các loại hóa chất để bảo quản thực phẩm sẽ có những ưu điểm nhất định như: lưu giữ thực phẩm tươi lâu, giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng và thu lại được nhiều lợi nhuận...
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Trước tình trạng sử dụng bừa bãi hóa chất để làm trái cây chín đều, mẫu mã đẹp nhằm bán được giá cao khi đưa ra thị trường, rất nhiều “thượng đế” đã phải than trời rằng mình đang bị đầu độc bằng đủ hình thức, rằng ăn cũng ch*t mà không ăn cũng ch*t.
  • Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Bị tạt axít hay bỏng hóa chất nếu được sơ cứu đúng cách trước khi được cấp cứu ở bệnh  viện sẽ giảm đau đớn rất nhiều.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Một khi bị bỏng do hóa chất, bạn cần được điều trị ngay lập tức.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY