Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bồ công anh, vị Thuốc chống viêm

Bồ công anh, tên khác hoàng hoa địa đinh, cây mũi mác.

bồ công anh, có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào các kinh: tỳ, vị, thận, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang, can đởm. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, trị chứng ủng tắc, tán nhiệt kết, tiêu viêm, điều trị các chứng bệnh như: phụ nữ sưng vú đau, ung nhọt vú, đau ngực do can khí uất, các đinh độc ngoài da. Chứng nhiệt lâm sáp thống, viêm đường tiết niệu do bàng quang nhiệt. Chứng đởm khí uất, viêm tắc túi mật không do sỏi, chứng loa lịch, quai bị, viêm họng, chứng mục xích, đau mắt đỏ, chứng phế ung, áp-xe phổi, chứng viêm loét hang vị dạ dày, vân vân. Liều dùng: ngày uống 8 đến 30g lá khô. Dùng lá tươi, giã nhỏ, đắp ngoài, trị một số bệnh ngoài da như: ung nhọt ở vú của phụ nữ khi mới phát, hậu bối mới phát, vân vân. Thuốc đã phơi khô, để vào thùng hoặc lọ, hộp đậy kín, tránh mốc mọt, thời gian sử dụng trong 3 tháng, quá thời hạn trên dùng kém tác dụng. Khi dùng để chữa bệnh, phải phối hợp với các vị Thuốc khác mới có tác dụng.

Bài 1: Trị viêm phổi: bồ công anh 30g, bại tướng thảo 40g, hoàng cầm 12g, tiền hồ 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Chữa phụ nữ vú sưng đau: bồ công anh 120g, sài đất 80g, thông thảo 12g, quả chộp phơi khô, vương bất lưu hành 30g, gai bồ kết 20g. Sắc uống.

Bài 3: Trị viêm hang vị dạ dày: bồ công anh 30g, hoàng cầm 8g, bạch thược 12g, uất kim 12g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Chú ý: Bệnh nhân không mắc chứng khí trệ, không sưng nóng, thì không được dùng bồ công anh. Người cơ thể gầy còm, già yếu tân dịch kém, trẻ em dưới 6 tuổi, khi dùng phải cân nhắc liều lượng.

Kiêng kỵ: Khi đang dùng bồ công anh để chữa bệnh: không ăn rau muống, đỗ xanh, cay, rượu, bia, làm mất tác dụng của Thuốc, hoặc phản tác dụng.

Thầy Thuốc nhân dân, bác sĩ: Nguyễn Xuân Hướng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bo-cong-anh-vi-thuoc-chong-viem-n104693.html)

Tin cùng nội dung

  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY