Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bộ phận này của lợn là một kho báu giúp bổ máu

Bộ phận này của lợn là bổ máu nhất và rất giàu chất sắt nhưng không phải ai cũng thích và cảm thấy khá ghê.

Nhiều bộ phận của lợn được con người dùng để chế biến thành món ăn không chỉ có thịt mà còn cả nội tạng hay tiết lợn. tiết lợn còn được gọi là “thịt lỏng” của lợn có giá thành rẻ, dinh dưỡng phong phú, giàu chất sắt. loại thực phẩm này thích hợp cho cả trẻ em, người già và phụ nữ nhưng thực tế không phải ai cũng thích ăn và cảm thấy khá ghê.

Dù nhìn bề ngoài tiết lợnkhó được yêu thích nhưng nólại có nhiều tác dụng, đặc biệt tốt cho những người thiếu máu.

Tiết lợn không phải món ai cũng thích nhưng rất bổ máu. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên, ăn tiết lợn quả thực có thể bổ máu.bởi vì tiếtlợn rất giàu chất sắt, tồn tại ở dạng sắt heme, được cơ thể con người hấp thụ và sử dụng rất cao. sắt có liên quan đến quá trình tạo máu, ăn tiếtlợn đúng cách có thểphòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt .

Ngoài tác dụng bổ máu, tiết lợn còn chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm, đồnggiúp tăng cường miễn dịch, chống lão hóa.người già cũng có thể trì hoãn lão hóa bằng cách ăn tiếtlợn đúng cách.

Ngoài ra, tiếtlợn chứa rất nhiều lecithin, có thể chống lạitác hại củacholesterol tỷ trọng thấp một cách hiệu quả, có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.

Tiết lợn tuy có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại không hợp với 5 loại người

Tiết lợn tuy giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn.Sau đây là những nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn tiết lợn

Bệnh nhân có cholesterol cao và huyết áp cao

Mặc dù hàm lượng cholesterol trong tiết lợn thấp hơn so với nội tạng động vật khác,nhưng vẫn có 80 mg cholesterol trên 100 gam huyết lợn.một món tiết lợn sử dụng khoảng 500 gam tiết, tổng lượng cholesterol có thể lên tới 400 mg, vượt xalượng cholesterol khuyến cáo là 200 mg/ngày, đối với bệnh nhân mỡ máucao và huyết áp caodễ làm bệnh nặng thêm.

Ăn quá nhiều tiết lợn có thể khiến cơ thể hấp thụ nhiều cholesterol. (ảnh minh họa)

Bệnh nhân xơ gan

Hàm lượng proteintrong tiết lợntương đối cao, cứ 100 gam tiết lợn có khoảng 4,3 gam protein, bệnh nhânxơ gannếu ăn tiết canh lợnsẽ có xu hướng nạp quá nhiều đạm, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Tiếtlợn có chức năng bổ máu, bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên sau khi ăn tiếtlợn có thể ảnh hưởng đến việc phán đoán số lượng và tính chất chảy máu, dẫn đến chẩn đoán sai bệnh.

Những người đang dùng warfarin

Warfarin là một loại thuốc chống đông máu thường được sử dụng để điều trịcác bệnh thuyên tắc huyết khối nhưbệnh timvà huyết khối tĩnh mạch sâu, đồng thời nó cũng là một chất đối khángvitaminK.

Tiết lợn chứa vitamin k sẽ làm yếu tác dụng chống đông máu của warfarin, trường hợp nặng sẽ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, gây đau thắt ngực thậm chí nhồi máu cơ tim. do đó người đang dùng warfarin nên tránh ăn tiết lợn .

Tiết lợn tuy không có tác dụng thanh phổi giải độc nhưng tiết lợn cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định, chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, đồng, lecithin, ăn tiết lợn đúng cách có thể bổ máu, chống lão hóa, và tăng cường khả năng miễn dịch.

Khi ăn tiếtlợn phải chú ý lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lúc.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/bo-phan-nay-cua-lon-la-mot-kho-bau-giup-bo-mau-51202218119936547.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bo-phan-nay-cua-lon-la-mot-kho-bau-giup-bo-mau/20221202092839325)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tiền đình đã không còn là cụm từ xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Ở nước ta, rối loạn tiền đình ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Xã hội hiện đại, ô nhiễm môi trường, áp lực công việc, stress, sử dụng Thu*c kháng sinh liều cao… đẩy con người đến ranh giới mắc bệnh.
  • Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể chúng ta đều sẽ bị suy yếu theo thời gian và bộ não cũng không phải là trường hợp ngoai lệ. Tỷ lệ số người bị các bệnh về não ở nước ta đặc biệt là thiếu máu não lên tới 80% nhưng không phải ai cũng biết triệu chứng, sự nguy hiểm và cách chữa trị hiệu quả nhất. Hiện nay tỷ lệ người trẻ tuổi mắc căn bệnh này đang rất cao. Vậy làm gì để não bộ của bạn luôn khỏe mạnh?
  • Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm Thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay
  • Nhờ chứa nhiều chất béo lành mạnh, protein, vitamin và khoáng chất, hạt dẻ cười rất có lợi cho sức khỏe.
  • Theo tài liệu cổ, đương quy là “thánh dược” bổ máu hàng đầu trong Đông y, không chỉ có tác dụng dưỡng huyết mà còn hoạt huyết, chỉ huyết
  • Theo y học cổ truyền, cây xó nhà có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí, được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương…
  • Đậu đỏ là vị Thu*c nam quý trong y học cổ truyền với tên Thu*c là xích tiểu đậu. Đậu đỏ là hạt mẩy, vỏ đỏ, nhân hồng, khô, rắn, chắc.
  • Thuốc bổ máu là loại Thuốc dùng cho những người bị thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm lượng hemoglobin (huyết cầu tố) trong một đơn vị thể tích máu. Biểu hiện của thiếu máu là da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, mau mệt, khó thở khi gắng sức...
  • Các chị em thường dễ bị thiếu máu hơn cánh đàn ông nên cần phải luôn bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt.
  • Gan là một loại thực phẩm tuyệt vời cho máu vì nó chứa hàm lượng sắt rất lớn. Cứ 100gr gan gà thì có chứa 9mg sắt rất có ích cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY