Ẩm thực hôm nay

Đậu đỏ giúp an thần, bổ máu

Đậu đỏ là vị Thu*c nam quý trong y học cổ truyền với tên Thu*c là xích tiểu đậu. Đậu đỏ là hạt mẩy, vỏ đỏ, nhân hồng, khô, rắn, chắc.
Người có thể chất nhiệt thì dùng sống có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt; người tạng hơi hàn thì sao qua, sao đen tồn tính có công dụng an thần, lợi tiểu.

Theo y học hiện đại, đậu đỏ giàu chất dinh dưỡng (đường, đạm, chất xơ, chất béo, chất khoáng như: canxi, phốt-pho, sắt, axit nicotinic, vitamin B1, B2…), vừa là loại thực phẩm bổ máu vừa có tác dụng giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol và chống ung thư.

Theo Đông y, xích tiểu đậu vị ngọt chua, tính bình, vào 2 kinh tâm và tiểu tràng có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sưng tấy, rút mủ, cầm máu. Chủ trị phù thũng, nhiệt miệng, mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, bệnh ngoài da, chữa suy nhược cơ thể, tốt cho phụ nữ mang thai, giúp tiêu phù, lợi tiểu tiện… Có thể dùng đậu đỏ riêng lẻ một mình hoặc kết hợp đậu đỏ với các thực phẩm, vị Thu*c trong các trường hợp sau:

Trị viêm thận cấp tính: đậu đỏ 60g, cá chép 1 con, bí đao 500g, hành hoa. Chế biến thành món canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái. Ăn nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 5-7 ngày.

Trị phù thũng, tiểu tiện không thông: đậu đỏ 30g, hạt bo bo 30g, gạo tẻ 50g. Đậu đỏ ngâm mềm nấu trước, rồi cho gạo tẻ, hạt bo bo vào nấu nhừ, thêm đường. Ăn trong ngày.

Thu*c thanh nhiệt, lợi thủy, tĩnh tâm, an thần: đậu đỏ 30g, đảng sâm 8g, đương quy 8g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Tất cả hầm mềm, ăn cái, uống nước.

Trị viêm tiểu cầu thận: đậu đỏ 90g, râu ngô 60g, táo đỏ 10g, thêm đường vừa đủ. Nấu nước uống trong ngày (thời gian điều trị từ 1 - 3 tháng).

Trị tiểu đường, mẩn ngứa, mụn nhọt: đậu đỏ 50g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước.

Bổ khí huyết, kiện tỳ ích vị, tăng cường sức khỏe: đậu đỏ 30g, chim cút 2 con, gừng tươi 3 lát. Hầm mềm, nêm gia vị, ăn nóng.

ThS. Nguyễn Ngọc Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dau-do-giup-an-than-bo-mau-n135364.html)

Chủ đề liên quan:

an thần bổ máu đậu đỏ

Tin cùng nội dung

  • Mít không chỉ là thứ quả thơm ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh như giải rượu, tăng tiết sữa, chữa hen suyễn...
  • Các nhà khoa học luôn tìm kiếm những loại thực phẩm an toàn cho cuộc sống. Dưới đây là những loại thực phẩm dự định “gây bão” trong năm 2015.
  • Các chị em thường dễ bị thiếu máu hơn cánh đàn ông nên cần phải luôn bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt.
  • Một cơ thể có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Gan là một loại thực phẩm tuyệt vời cho máu vì nó chứa hàm lượng sắt rất lớn. Cứ 100gr gan gà thì có chứa 9mg sắt rất có ích cho cơ thể.
  • Nếu heo bị tiêm Thuốc an thần vài giờ trước khi giết mổ, thịt sẽ tồn dư Thuốc khiến người ăn có thể bị giãn nở mạch máu, hạ huyết áp, hô hấp chậm, rối loạn giấc ngủ.
  • Theo Đông y hạt sen có vị ngọt, chát, tính bình; vào các kinh: tâm, tỳ và thận. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, sáp tràng, an thai, lợi thủy.
  • Theo y học cổ truyền, để làm Thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm.
  • Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY