Dinh dưỡng hôm nay

Xu hướng thực phẩm cho sức khỏe năm 2015

Các nhà khoa học luôn tìm kiếm những loại thực phẩm an toàn cho cuộc sống. Dưới đây là những loại thực phẩm dự định “gây bão” trong năm 2015.
Một năm nữa lại đến với những điều mới mẻ. Mọi khía cạnh của cuộc sống không ngừng thay đổi theo thời gian. Vấn đề sức khỏe cũng vậy. Các nhà khoa học luôn tìm kiếm những loại thực phẩm">thực phẩm an toàn cho cuộc sống, đem lại những kiến thức hữu ích giúp bạn có một năm dồi dào sức khỏe. Dưới đây là những loại thực phẩm">thực phẩm dự định “gây bão” trong năm 2015.

Ngũ cốc họ hòa thảo (cây họ lúa/họ cỏ)

Ngũ cốc họ hòa thảo là loại thực vật có thân nhỏ. Ở Ethiopia, loại hạt này là thực phẩm cơ bản của 2/3 dân số. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, ngũ cốc họ hòa thảo đang dần trở thành xu hướng vì những lợi ích dinh dưỡng mà nó mang lại không chỉ cho sức khỏe mà còn cho thẩm mỹ.

Không chứa chất béo hay đường lại cung cấp nguồn protein dồi dào và nguồn khoáng chất phong phú, hạt hòa thảo thu hút sự chú ý của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hòa thảo chứa sự kết hợp của 8 loại Amino Acid cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể. Bên cạnh đó, một lượng canxi khá cao nằm trong những hạt ngũ cốc họ hòa thảo nhỏ này. Magie, phốt pho, sắt, đồng, aluminum, barium, thiamin cũng góp mặt trong thành phần dinh dưỡng của hạt hòa thảo. Đồng thời, chúng chứa cả vitamin C mà không phải loại hạt nào cũng có được. Một cốc hạt hòa thảo có thể cung cấp phân nửa lượng vitamin B6 cần thiết mỗi ngày. Hạt hòa thảo còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà người bệnh gút và tiểu đường cần vì cung cấp những chất có lợi và điều tiết lượng đường trong máu. Không chỉ vậy, lượng sắt trong ngũ cốc họ hòa thảo dễ dàng hấp thu.

Ở Ethiopia, bột của nó thường được sử dụng để sản xuất một loại bánh mỳ là injera. Tương tự như quinoa, nó cũng dùng cho bữa sáng ngon miệng.

Củ cải đường tiếp tục đứng đầu trong bảng xếp hạng những loại củ tốt cho sức khỏe. Điểm nhấn ở đây là khi sử dụng, bạn đừng nên bỏ lá mà hãy chế biến cùng với củ cải đường. Trong củ cải đường và lá chứa nhiều vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 và vitamin C. Lá và thân chứa nhiều sắt hơn so với rau bina(spinach). Chúng cũng chứa nhiều canxi, magie, đồng, phốt pho, natri và sắt.

Củ cải đường cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, i-ốt, mangan, natri hữu cơ, chất xơ, kali và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên. Hàm lượng chất sắt trong củ cải đường mặc dù không cao, nhưng có chất lượng cao nhất và tốt nhất, được xem là một loại thực phẩm có tính bổ máu.

Chính vì hàm lượng dinh dưỡng trong củ cải đường mà rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên sử dụng củ cải đường, giúp cải thiện tình trạng bệnh thiếu máu, xơ vữa động mạch, huyết áp, giãn tĩnh mạch, táo bón, nhiễm độc, bệnh gan và mật, ung thư,...

Thay thế đỗ đen hoặc đỗ xanh bằng đậu đỏ là ý tưởng không gì tuyệt vời hơn. Trong đậu đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, ổn định thể chất. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong số các loại thực phẩm, đậu đỏ được xếp vào hàng một trong những loại thực phẩm có chứa lượng chất oxy hóa cao nhất. Nó rất cần thiết để bảo vệ cơ thể tránh được nhiều bệnh tật. Chất xơ bão hòa trong đậu đỏ làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu trước khi có thể chúng ta kịp hòa tan chúng. Nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, giảm huyết áp, điều tiết đường máu là những công dụng khác của đậu đỏ.

Nói đến thành phần dinh dưỡng trong đậu đỏ không thể không nhắc đến nguồn sắt dồi dào. Nhờ có sắt mà máu và cơ thể vận chuyển oxy đều đặn tới các tế bào để chuyển hóa chúng thành đường khi cần thiết. Ngoài ra, đậu đỏ cũng chứa các loại vitamin như B1, B6,..

Loại củ cải này có nguồn gốc lai giữa cải bắp và cải củ turnip, có giá trị dinh dưỡng không hề kém so với củ cải thường mà hương vị lại rất đặc biệt.

Trong củ cải chứa một hàm lượng lớn vitamin C nên nó có tác dụng làm sạch cơ thể tự nhiên, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhất là vào mùa đông. Tiêu thụ củ cải thường xuyên giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm virut. Ngoài ra, trong củ cải cũng chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin khác như vitamin B. Hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng chiếm tương đối lớn. Các chất xơ thực vật này có thể giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng, ngăn ngừa táo bón, bài trừ độc tố trong cơ thể.

Hầu hết phô mai đều làm từ sữa bò, sữa trâu hay sữa cừu. Tuy nhiên với sáng kiến độc đáo, phô mai chay trong những năm tới sẽ dần chiếm lĩnh thị trường.

Phô mai thuần chay được làm từ hạnh nhân và hạt mắc ca (maccadamia). Loại phô mai chay này chắc chắn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hạnh nhân là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E, calcium, photpho, sắt và magnesium. Các chất béo đơn- bão hòa, protein và potassium chứa trong hạnh nhân tốt cho tim mạch. Vitamin E tác động như một chất chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hạnh nhân cũng là nguồn cung cấp acid folic, do đó giúp hạ thấp mức homocystein, nguyên nhân gây sự đóng mảng trong động mạch vành.

Hạt mắc ca xuất pháp từ rừng rậm cận nhiệt đới tại Úc. Nhân của hạt mắc ca có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc( 44,8%), điều( 47%). Trong dầu của mắc ca có trên 87% acid béo không no. Khi ăn giảm cholesterol, có tạc dụng phòng trừ xơ vữa động mạch. Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại acid amin, trong đó có 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Sự kết hợp giữa hạnh nhân và hạt mắc ca tạo ra một loại phô mai chay chắc chắn sẽ đem đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn hoàn hảo.

Gluten là một loại protein có trong bột mì, lúa mạch và có trong bánh mì, pasta,.. Khi trộn với nước, nhờ có gluten mà bột trở nên dẻo, mịn hơn, từ đó giúp chất lượng của bánh mì hay các loại pasta ngon hơn. Tuy nhiên, gluten cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý đường ruột có tên là celiac. Do tình trạng nhạy cảm với gluten nên dẫn đến viêm và bất sản niêm mạc ruột non. Bệnh celiac có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu, suy dinh dưỡng và thiếu vitamin.

Vì thế, xu hướng bột gluten-free đang dần được sử dụng trong chế biến thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe đường ruột.

Nhiều loại bột không chứa gluten ngày càng được biết đến như bột dừa, bột hạnh nhân, bột đậu gà (chickpea) và mỗi loại bột đều cung cấp hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Bột dừa và bột hạnh nhân là nguồn cung cấp chất xơ phong phú, trong khi bột đậu gà có hàm lượng potein cao.

Nước dùng tự làm tại nhà đa số đều dùng từ các loại xương như xương gà hay xương bò ninh lấy nước. Sau đó xay kèm với các loại rau củ quả, tùy theo khẩu vị ăn của từng người.

Nước dùng cũng là một nguồn giàu các khoáng chất. Các hàm lượng khoáng chất phụ thuộc vào số lượng và các loại xương, rau củ quả được sử dụng. Ví dụ như một chén canh thịt bò tự làm cung cấp 18mg canxi( 2% giá trị hàng ngày), 17mg magie(4% giá trị hàng ngày). Nước dùng tự làm lý tưởng vì có hàm lượng calo thấp, lại vẫn có thể dử dụng nhưng loại củ quả, đặc biệt trẻ nhỏ đôi khi không thích ăn rau.

thực phẩm không biến đổi gen (GMO-free)

Trên rất nhiều bao bì thực phẩm có thể dễ dàng thấy cụm từ “ không GMO” (GMO-free), nghĩa là thực phẩm nguyên gốc, không bị biến đổi gen. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu thực phẩm biến đổi gen cho rằng nó có tác hại đến môi trường và con người.

thực phẩm biến đổi gen có thể gây hại cho người tiêu dùng chẳng hạn như dị ứng, do cơ địa của một số người quá nhạy cảm. Cụ thể trẻ em có nguy cơ bị dị ứng suốt đời với lạc và một số thức ăn khác. Chính vì thế thực phẩm biến đổi gen vẫn còn đang trong những cuộc tranh luận gay gắt. Do vậy, người tiêu dùng vẫn ưa chuộng thực phẩm GMO-free hơn.

Om là một cách nấu ăn có thể làm cho hương vị trở nên hấp dẫn và nước sốt dinh dưỡng. thực phẩm được ninh ở nhiệt độ cao để giữ nước ngọt tự nhiên cho đến khi nấu chín trong nồi kín. Món om phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, thời gian để làm tan các cấu trúc của thịt hoặc của rau củ. Nhiều loại rau củ dùng phương pháp om để lấy nước dùng bổ dưỡng như khoai tây, cà rốt, bắp cải,...

(Theo EverydayHealth)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-huong-thuc-pham-cho-suc-khoe-nam-2015-11515.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.