Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bó Thuốc lá trị viêm bao hoạt dịch: Tiền mất tật mang

Mặc dù những hậu quả do tự ý dùng Thuốc Đông y, Thuốc nam để điều trị bệnh đã được cảnh báo rất nhiều,

Bệnh nặng hơn vì bó Thuốc nam

Bệnh nhân nam 58 tuổi, bị đau khớp gối bên trái nhiều tháng, nghe giới thiệu đi bó Thuốc nam. Sau khi bó Thuốc, bệnh nhân thấy nóng rực phần gối bó Thuốc và ngày càng sưng to, lở loét... Chỉ khi đau không chịu nổi, đến nỗi không đi được nữa, bệnh nhân mới nhập viện để khám bệnh. Khi chụp MRI, có viêm xuất huyết bao hoạt dịch gối trái rất nặng...

BS.Trần Minh Thiệu (Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM) cho biết, đây không phải là trường hợp bệnh nhân đầu tiên bó Thuốc nam dẫn đến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Thậm chí có nhiều bệnh nhân bó Thuốc nam dẫn đến lở loét, hoại tử lan rộng...

Giữa năm 2020, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cũng phẫu thuật nội soi khớp cho nam bệnh nhân 39 tuổi, bị nhiễm trùng hoại tử nặng ở khớp gối do đắp lá Thuốc. Theo bệnh sử, trước đó 1 năm, bệnh nhân bị chấn thương đầu gối, sưng đau nhiều, hạn chế vận động; đã đi cắt và giác lể quanh đầu gối, tuy tình trạng sưng đau có giảm, nhưng bệnh thường xuyên tái phát, nên tìm đến các lang y để bó Thuốc lá. Sau 8 tháng điều trị bằng phương pháp này, thấy chân trái ngày càng yếu và teo nhỏ hơn chân phải, cẳng chân và đầu gối sưng, đau nhức nhiều, đi lại ngày càng khó khăn, bệnh nhân mới đến bệnh viện để khám. Lúc này, các bác sĩ cho biết, bao hoạt dịch gối của bệnh nhân bị viêm nặng, biến đổi màu sắc mặt khớp, bao khớp lỏng lẻo kém đàn hồi, thoái hóa sụn chêm trong và ngoài, đứt dây chằng chéo trước gối... Theo các bác sĩ nếu bệnh nhân bệnh viện muộn hơn vài ngày, thì khả năng phải cắt bỏ chân là rất cao.

Trong các ca bệnh nặng, phải kể đến một trường hợp bệnh nhân nữ 70  tuổi, bị đau khớp gối. Nghe lời thầy lang bó Thuốc nhiều ngày, đến khi bị loét vùng da bó Thuốc, sau đó bị nhiễm trùng huyết mới đi cấp cứu ở bệnh viện. Lúc này, mặc dù các bác sĩ đã huy động hết tiềm lực, nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi...

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh thường gặp và không được tự ý dùng Thuốc.

Việc sử dụng Thuốc dân gian để đắp, bó lên những nơi bị đau... là rất phổ biến ở người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. mặc dù không phủ nhận một số bài Thuốc lá trong dân gian có thể có hiệu quả trong một số chấn thương nhẹ, nhưng không hiệu quả với các bệnh sưng đau do viêm, ví dụ như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch như các trường hợp nêu trên...

Chữa trị viêm màng bao hoạt dịch như thế nào cho đúng?

Theo bs.thiệu, viêm bao hoạt dịch là căn bệnh xương khớp xảy ra khi bao hoạt dịch tại khớp bị viêm gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. bệnh thường xuất hiện ở một số khớp hoạt động thường xuyên, lặp đi lặp lại như vai, khủy tay, hông, đầu gối, gót chân, gốc ngón chân cái. những người tuổi cao, xương khớp bị lão hóa mất đi độ chắc khỏe, trở nên suy yếu cũng rất dễ bị viêm bao hoạt dịch. bên cạnh đó, các bệnh lý như gout, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường cũng là những nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch.

Để chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch, các bác sĩ thường dựa trên tình trạng bệnh sử và khám trực tiếp trên người bệnh. nếu cần, bệnh nhân có thể thực hiện thêm các kiểm tra như: chụp xquang, cộng hưởng từ (mri) hoặc siêu âm để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. xét nghiệm máu hoặc phân tích dịch viêm xác định nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch và gây đau khớp.

Về điều trị viêm bao hoạt dịch, bước đầu tiên bác sĩ băng khớp, cho người bệnh nghỉ ngơi và dùng Thuốc. các Thuốc uống được sử dụng điều trị là Thuốc giảm đau, Thuốc kháng sinh, kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen). Thuốc corticosteroid cũng được bác sĩ tiêm vào bao hoạt dịch để giảm viêm và giảm đau trong nhiều trường hợp. vật lý trị liệu cũng được bác sĩ xem xét và áp dụng điều trị viêm bao hoạt dịch với các bài tập trị liệu hoặc bài tập tăng cường cơ bắp tại các khớp bị tổn thương để hạn chế cơn đau.

Nếu các phương pháp và cách chữa viêm bao hoạt dịch bằng Thuốc và vật lý trị liệu không đem đến hiệu quả thì phẫu thuật thoát dịch có thể sẽ được bác sĩ xem xét. tuy nhiên, đây không phải là biện pháp cần thiết và tối ưu nhất.

Để tránh tiền mất tật mang, người bệnh không nên nghe lời mách bảo và dùng Thuốc dưới bất kỳ hình thức gì khi chưa được thăm khám và chẩn đoán bệnh bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Thu Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bo-thuoc-la-tri-viem-bao-hoat-dich-tien-mat-tat-mang-n186993.html)

Chủ đề liên quan:

viêm bao hoạt dịch

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY