Kinh tế xã hội hôm nay

Bộ Y tế: Tăng cường kiểm tra niêm yết giá Thuốc điều trị COVID-19

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm Thuốc trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán Thuốc.

Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành Thuốc cho 3 Thuốc kháng virus có dược chất Molnupiravir điều trị COVID-19 được sản xuất trong nước (Ảnh: TTXVN)

Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng Thuốc điều trị COVID-19.

Công văn được ban hành trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng Thuốc điều trị tăng cao. Mới đây, Bộ Y tế đã cấp giấy đăng ký lưu hành Thuốc cho 3 Thuốc kháng virus có dược chất điều trị COVID-19.

Bộ y tế đề nghị các tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn các hoạt động mua, bán Thuốc điều trị covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, Thuốc giả, Thuốc nhập lậu; mua bán Thuốc không đúng quy định về bán Thuốc.

"tăng cường thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán Thuốc đúng giá niêm yết; kiểm tra hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm Thuốc trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán Thuốc điều trị covid-19 bất hợp lý" - bộ y tế đề nghị các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kịp thời lập hồ sơ chuyển sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng Thuốc điều trị COVID-19 có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về sử dụng Thuốc theo đúng hướng dẫn. Tuân thủ đầy đủ các quy định về mua, bán Thuốc điều trị COVID-19 và bán theo đúng giá Thuốc đã niêm yết, kê khai; thực hiện đầy đủ các yêu cầu thực hành tốt bảo quản Thuốc (GSP), thực hành tốt phân phối Thuốc (GDP), thực hành tốt bán lẻ Thuốc (GPP) theo đúng quy định của Bộ Y tế và các quy định khác trong kinh doanh dược...

Theo VTV

Link bài gốc Lấy link

https://vtv.vn/xa-hoi/bo-y-te-tang-cuong-kiem-tra-niem-yet-gia-thuoc-dieu-tri-covid-19-20220302052243313.htm?fbclid=IwAR2c4Xo0caX0pfCP6Hg6dUFslucRnr2B-jCkLgxgt81WETNMeAkKS9t4JSE

Theo VTV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/bo-y-te-tang-cuong-kiem-tra-niem-yet-gia-thuoc-dieu-tri-covid-19/20220302083236680)

Tin cùng nội dung

  • Việc sử dụng một số nhóm Thuốc chữa bệnh có thể gặp tác dụng phụ làm giảm tiết insulin của tuyến tụy hoặc làm tăng đề kháng insulin, đều gây tăng đường huyết...
  • Dạo này cái đầu gối phải của bà Sinh lại bị đau. Bà nghĩ ngay đến bệnh thoái hóa khớp vì lần trước bà bị đau đi chụp X-quang kết quả là bà bị thoái hóa khớp.
  • Thực tế tổn thương gan do Thuốc tuy ít gặp nhưng rất đa dạng và có bệnh cảnh lâm sàng khá phức tạp, có thể xảy ra nặng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Cá xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Việt bởi ngon miệng, giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Viện Nghiên cứu Y sinh (IIBm), Mexico vừa phát triển một loại Thuốc mới mang tên Transkip có khả năng ngăn chặn sự phát triển của ung thư cổ tử cung.
  • Ngành y tế Bạc Liêu đang cần trên 400 triệu đồng để dập dịch nhưng kinh phí khó khăn, phải chờ UBND tỉnh phê duyệt.
  • Xuất tinh ra máu là tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch khi xuất tinh, đái máu sau khi xuất tinh.
  • Khoảng 15% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản gặp những vấn đề trục trặc về chuyện sinh con. Nam giới chiếm khoảng 50% nguyên nhân trong tổng số này.
  • Em 30 tuổi, xét nghiệm được chẩn đoán bị viêm dạ dày Hp (+) và đang uống Thuốc (có Thuốc kháng sinh) được hơn 3 tháng nay. Mỗi lần đi cầu và xì hơi có thấy xuất hiện dịch màu vàng giống như dầu ăn và váng mỡ. Cho em hỏi có phải do em đang uống Thuốc kháng sinh trong thời gian lâu nên hệ tiêu hóa có vấn đề không ạ? Bị như vậy liệu có nguy hiểm gì không? Em xin cảm ơn! N.Q.T
  • Thuốc điều trị HIV và AIDS được sử dụng để giảm số lượng HIV trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Có sáu loại Thuốc kháng HIV. Thông thường, có ba loại Thuốc khác nhau được dùng kết hợp, gọi là liệu pháp kết hợp. Việc dùng Thuốc đúng và đủ là rất quan trọng để duy trì hiệu quả điều trị cũng như giúp ngăn chặn virus trở nên kháng Thuốc. Thuốc điều trị HIV và AIDS được dùng suốt đời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY