Bệnh truyền nhiễm hôm nay

ĐBSCL thiếu Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Ngành y tế Bạc Liêu đang cần trên 400 triệu đồng để dập dịch nhưng kinh phí khó khăn, phải chờ UBND tỉnh phê duyệt.

Ngày 29/7, BS Nguyễn Minh Tùng - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu - cho biết tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn vẫn rất phức tạp, ngành y tế đang nỗ lực kiểm soát, hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Tính đến 28/7, đã có gần 250 trường hợp trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng được ghi nhận, có 3 trẻ bị Tu vong. Ngành y tế Bạc Liêu đang cần trên 400 triệu đồng để dập dịch nhưng kinh phí khó khăn, phải chờ UBND tỉnh phê duyệt. Trong khi đó, ông Phan Thanh Tùng - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang - cho biết diễn biến bệnh tay chân miệng đang gia tăng đột biến, trong vòng mười ngày gần đây có 18 ca, tăng gấp chín lần so với trước đây.

Theo ông Tùng, hiện nay tỉnh không có Thuốc điều trị vì “tỉnh không dự trữ Thuốc kháng thể, sở mới trình kế hoạch cho tỉnh phê duyệt kinh phí mua Thuốc này”.

Theo ông Đặng Hải Đăng - phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, tổng số ca nhiễm tại tỉnh từ đầu mùa dịch đến nay là 643 ca, trong đó hai ca Tu vong.

“Chúng tôi đang trình xin thêm trên 100 triệu đồng để phòng chống dịch nhưng chưa được duyệt”, ông Đăng nói. Hiện Sở Y tế Cà Mau đang đặt hàng mua Thuốc điều trị.

Tại Cần Thơ, đến nay đã có gần 220 ca nhiễm bệnh. Bà Bùi Thị Lệ Phi, giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, cho biết đang làm kế hoạch dự trù kinh phí gần 650 triệu đồng phòng chống dịch để trình UBND TP phê duyệt bổ sung.

Tại Sóc Trăng, ông Nguyễn Thanh Hoàng, giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh, nói đến nay toàn tỉnh có 108 ca mắc bệnh tay chân miệng. “Hiện tỉnh chưa có Thuốc điều trị, bệnh viện mới trình sở y tế đưa vào danh mục điều trị”, ông Hoàng nói.

Theo Trung Cường, Nguyễn Châu - Tuổi Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dbscl-thieu-thuoc-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-9888.html)

Tin cùng nội dung

  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY