Về những khát vọng tương lai, dĩ nhiên ai cũng mong muốn bản thân ngày càng tốt, ngày càng có giá trị, cuộc đời đi lên. Thế nhưng rất nhiều điều không phải cứ nghĩ là được. Muốn đạt được những khát vọng đó bạn phải có thực hiện, nếu không mọi thứ chỉ là mơ.
Tất cả những người giỏi trên thế gian này không có ngày nào là không nỗ lực trưởng thành. Dù có thông minh đến cỡ nào nhưng họ vẫn luôn chú trọng tới sự trưởng thành của bản thân.
Và phương pháp duy trì trưởng thành tốt nhất đó là học tập. Vậy học tập rốt cuộc quan trọng tới nhường nào? Chúng ta có thể nhìn nhận từ hai phương diện sau:
Nếu như ai đó không có học tập, không thể trưởng thành một cách liên tục và bền vững. Đừng nói tới việc đi tới những vị trí cao hơn, ngay cả vị trí hiện tại cũng khó lòng giữ được.
Nhiều người họ thường cho rằng có thể ở mãi trong vị trí hiện tại, mà không hề biết rằng thế giới này thay đổi thực sự quá nhanh, nhanh đến nỗi bạn phải nỗ lực không ngừng mới có thể đảm bảm không bị rớt lại phía sau.
Bởi vậy, dù nhìn từ góc độ nào, chúng ta đều phải nên có học tập. Bởi nếu không, tương lai sẽ mất đi rất nhiều khả năng và cơ hội.
Năng lực thứ hai mà chúng ta cần phải có để càng sống càng đáng giá đó là NĂNG LỰC MỞ RỘNG QUAN HỆ XÃ HỘI.
Một là, giúp chúng ta có cơ hội tiếp cận với những người ưu tú, giúp chúng ta được trưởng thành nhanh hơn
Dân gian có câu: "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Người như thế nào thì sẽ có những nhóm bạn và mối quan hệ như thế ấy. Người giỏi kết giao với người giỏi, người yếu lại kết giao với kẻ yếu.
Mặc dù chúng ta thường nói đừng cố hòa nhập vào những mối quan hệ khác tầng cấp. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc không thể vun đắp và duy trì những mối quan hệ đó.
Trên thực tế, chúng ta có thể vun vén và gây dựng các mối quan hệ khác nhau. Đó chính là năng lực mở rộng quan hệ xã hội. Năng lực này sẽ giúp chúng ta trưởng thành nhanh hơn, giúp chúng ta ngày càng có giá trị hơn.
Chúng ta vẫn thường nghe nhiều người truyền tai nhau câu nói: "20 tuổi nhờ nỗ lực, 30 tuổi nhờ thực lực, 40 tuổi nhờ kinh nghiệm".
Trong đó, kinh nghiệm có một phần rất quan trọng đó là quan hệ xã hội. Nói thẳng ra vì chúng ta đang ở trong những mối quan hệ xã hội, nên những mối quan hệ xã hội đó đều là những thứ đáng tiền.
Quan hệ xã hội càng rộng, càng mạnh sẽ càng có nhiều nguồn tài nguyên và cơ hội. Giúp chúng ta bước đi nhẹ nhàng hơn, làm việc hiệu quả hơn người khác. Mặc dù nghe có chút "sến", nhưng không thể phủ nhận bởi đó là hiện thực.
Nhiều lúc, thứ quyết định bạn có đáng tiền hay không không chỉ có bản thân bạn mà còn bởi bạn quen biết ai nữa.
Thế giới mà chúng ta đang sống hiện tại quá nhanh, nhanh đến nỗi khiến chúng ta không có tâm tư chậm lại để đọc một cuốn sách hay suy nghĩ một số vấn đề nào đó một cách tử tế nhất.
Rất nhiều người sở dĩ càng sống càng không đáng tiền, càng tiến càng lùi là do quá vồn vã, không thể tự mình an tĩnh lại được.
Nếu như chúng ta không tĩnh lại sẽ không thể chuyên tâm trưởng thành, lúc nào cũng chỉ suy nghĩ đến cái lợi trước mắt, sẽ khiến tư duy và khả năng phán đoán ngày càng suy thoái.
Những người như vậy, dĩ nhiên sẽ phải bước đi rất khó khăn, càng lăn lộn càng khổ. Trong thời đại vội vã này, chỉ có cày sâu cuốc bẫm mới có được từ đầu chí cuối.
Nhiều lúc, những người vô tích sự, chẳng làm nên trò trống gì lại càng có nhiều dục vọng. Ngược lại những người chuyên tâm muốn làm nên nghiệp lớn lại là những người bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Những người chỉ chuyên tâm vào một việc cuối cùng lại có thể làm nên rất nhiều việc lớn.
Trên thực tế, thời đại càng vội vã thì năng lực tĩnh tâm càng quan trọng. Những người biết tĩnh lại và tập trung, biết tư duy suy nghĩ mới là những người thực sự có được tương lai và càng sống càng đáng giá.
Nói một cách chính xác, cái gọi là năng lực quản lý ở đây là chỉ năng lực xử lý các mối quan hệ xã hội, năng lực giao thiệp với nhiều kiểu người khác nhau.
Giao thiệp với người ở vị trí cao hơn mình gọi là "quản trị cấp trên", ví dụ như sếp, tiền bối; Giao thiệp với những người ở vị trí thấp hơn mình gọi là "quản trị cấp dưới", ví dụ như thuộc hạ cấp dưới, con cái; Giao thiệp với những người ngang bằng với mình gọi là "quản trị song song", ví dụ như đồng nghiệp, bạn bè.
Năng lực quản lý những mối quan hệ trên chính là để thử thách EQ, trình độ giao tiếp và mức độ trưởng thành về tâm trí của mỗi người. Và chính điều đó sẽ quyết định tầm cao và cuộc đời của chúng ta sau nhiều năm nữa.
Lấy một ví dụ đơn giản: ở nơi làm việc, những người có năng lực quản trị cấp trên giỏi là những người thông thạo và sành sỏi trong việc giao thiệp với cấp trên, nên sẽ dễ được cất nhắc. Dĩ nhiên đây là vấn đề năng lực và không có bất cứ yếu tố "nịnh bợ" nào.
Muốn càng sống càng có giá trị không hề là một chuyện dễ, nhưng lại là điều đáng để chúng ta nỗ lực hoàn thành. Bởi nó không chỉ liên quan tớ chất lượng cuộc sống, mà còn liên quan đến cảm nhận cuộc đời. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không nhanh chóng bồi dưỡng đủ cho mình 4 năng lực kể trên?
Chủ đề liên quan:
chất lượng cuộc sống đặc biệt dịch bệnh giúp bạn làm việc hiệu quả năng lực người thông minh quan hệ xã hội tuổi trung niên xuất hiện ý nghĩa