Tiếp theo, cô lại trở thành vật thí nghiệm ở Nhật Bản. Cuối cùng, cô bị mèo tấn công.
Tất cả hình ảnh này đều là ảo giác lúc mê sảng của người phụ nữ 31 tuổi trong suốt thời gian nằm viện điều trị Covid-19. Đã có đêm, Victory kích động đến mức tự rút ống thở. Lần khác, cô ngã xuống sàn phòng hồi sức tích cực.
"Mọi thứ đều rất thật, và tôi vô cùng hoảng sợ", cô kể lại.
Nhiều người mắc Covid-19 báo cáo các trải nghiệm tương tự, thậm chí nghiêm trọng hơn. Tại Trung tâm Y tế UCSF, từ giường bệnh, Ron Temko run rẩy viết tay dòng chữ "AK-47" lên mảnh giấy được nhân viên y tế đưa cho. Sau đó, ông chỉ vào cổ mình, ý nói nơi đặt súng.
"Ông ấy muốn được ch*t", con trai Temko kể lại.
Sau khi khỏi bệnh, người đàn ông 60 tuổi cho biết ông đã hoang tưởng rằng mình bị bắt cóc.
"Tôi gặp ảo giác, nghĩ rằng mọi người có âm mưu đối với mình", ông nói.
Trước đó, khi đặt máy thở lần đầu, bác sĩ cho Temko sử dụng Thu*c ngủ và Thu*c an thần liều thấp, cố gắng giúp ông tránh khỏi trạng thái mê sảng. Nhưng sau đó, triệu chứng suy hô hấp trở nên nghiêm trọng, huyết áp ông giảm mạnh, bệnh viện phải tăng lượng an thần, chuyển sang dùng một loại Thu*c opioid.
"Chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu một người bị bệnh nặng, cơ thể không ổn định, cần phải tập trung vào vấn đề lớn nhất, cứu sống người đó trước đã", bác sĩ gây mê Daniel Burkhardt, người điều trị chính cho ông Temko giải thích.
Sau hai tuần, bệnh viện chỉ định giảm liều an thần, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện đau đớn, âu lo. Các loại Thu*c dùng để chữa Covid-19 cũng khiến tình trạng mê sảng trở nên trầm trọng hơn.
Những buổi thăm khám bắt buộc làm gián đoạn giấc ngủ của Temko. Ông nghỉ ngắn vào ban ngày và thức hoàn toàn buổi đêm, theo Jason Bloomer, y tá tại ICU.
Bệnh nhân thường nhìn thấy các ảo giác đáng sợ như đầu người lộn ngược, cơ thể bị đóng đinh, hoang tưởng có ai đó lấy cắp đồng hồ của mình.
Khi y tá Bloomer hỏi ông có cảm thấy an toàn hay không, ông tuyệt vọng thì thầm qua ống thở: "Giúp tôi với. Tôi không biết mình muốn sống hay ch*t nữa".
Temko được chỉ định gặp bác sĩ Lawrence Kaplan, giám đốc tư vấn liên lạc tâm thần học tại Đại học California để phục hồi chức năng. Bà cho biết hội chứng nguy hiểm hơn nhiều người nhầm tưởng, có thể gây suy giảm nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Trong khi đó, một số bệnh nhân Covid-19 phát triển ảo giác ngay sau khi vào ICU một thời gian ngắn. Anatolio José Rios, 57 tuổi, được đặt nội khí quản tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts khoảng 4 ngày, không dùng loại Thu*c an thần liều cao gây mê sảng. Tuy nhiên, sau khi ngừng Thu*c, ông thường xuyên tưởng tượng ra những tiếng nổ lớn, vầng sáng xung quanh và thấy mọi người cầu nguyện cho mình.
Nhập viện chỉ 10 ngày, nhưng ông phải dành hai tháng để phục hồi chức năng.
Tình trạng của tất cả những bệnh nhân này được gọi là mê sảng bệnh viện, trước đây chủ yếu xảy ra ở nhóm người già, một số có dấu hiệu đãng trí từ trước. Thông thường, họ được chỉ định phục hồi chức năng sau điều trị.
Tuy nhiên, triệu chứng hoang tưởng và mê sảng biểu hiện ở người mắc Covid-19 mọi lứa tuổi. Báo cáo từ các cơ sở y tế và chuyên gia cho thấy khoảng 65-75% bệnh nhân ICU gặp vấn đề này. Nhiều người bị "mê sảng hiếu động", tức là gặp ảo giác và kích động, số khác biểu hiện "mê sảng kích thích", gây ra nhầm lẫn và rối loạn tầm nhìn.
Hiện tượng không chỉ tạo cảm giác sợ hãi và mất phương hướng đơn thuần. Mê sảng có thể để lại hậu quả rất lâu, kéo dài thời gian nằm viện, làm chậm quá trình phục hồi chức năng và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, sang chấn tâm lý.
Các yếu tố gây mê sảng khi điều trị Covid-19 bao gồm thở máy, sử dụng Thu*c an thần liều cao và giấc ngủ kém chất lượng. Bên cạnh đó, bệnh nhân chủ yếu nằm bất động, đôi khi được buộc lỏng vào thành giường bệnh để không tự rút ống thở trong giấc ngủ, ít tương tác xã hội bởi gia đình không thể đến thăm.
Bác sĩ Sajan Patel, giáo sư trợ lý, Đại học California, cho biết bản thân virus hoặc phản ứng của cơ thể người với nó cũng có thể dẫn đến triệu chứng về thần kinh, đưa người bệnh vào trạng thái ảo giác và hoang tưởng.