Kinh tế xã hội hôm nay

Bức ảnh hai chú chuột tí hon đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm để giành giật thức ăn đoạt giải thưởng nhiếp ảnh của năm

Trong số hơn 28.000 tác phẩm dự thi, nhiếp ảnh gia Sam Rowley đã xuất sắc vượt qua để giành lấy giải thưởng nhiếp ảnh của năm do bảo tàng lịch sử tự nhiên London tổ chức.

Nhiếp ảnh gia Sam Rowley đã dành cả tuần nằm chực chờ trong đường ống của hệ thống đường tàu điện ngầm ở London, chỉ để ghi lại được hình ảnh để đời này: Hai chú chuột bé xíu tranh giành mẩu đồ ăn mà hành khách đi tàu làm rơi.

Và nhờ có bức hình bắt được khoảnh khắc độc đáo ấy, mới đây, Sam đã vượt qua hơn 28.000 tác phẩm dự thi để giành giải thưởng nhiếp ảnh cuộc sống hoang dã LUMIX của năm do bảo tàng lịch sử tự nhiên London tổ chức.

Cứ mỗi đêm muộn, Sam lại có mặt ở khu đường hầm trung tâm của London, nằm chực chờ ở đấy để có những góc máy hoàn hảo nhất. Hai con chuột bé xíu đang trên đường đi tìm kiếm đồ ăn, cả hai đều phát hiện một mẩu thức ăn thừa mà hành khách đi tàu làm rơi. Ngay lập tức, chúng bắt đầu tranh giành lẫn, vật lộn để có thể lấy được chiến lợi phẩm. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi có một con may mắn lấy được thức ăn và chạy mất.

"Tôi thật may mắn khi chụp được khoảnh khắc này, tôi đã phải dành đến 5 ngày trời chỉ để nằm phục và chụp lại cảnh tượng này."- Sam chia sẻ. Ngoài ra, Sam còn cho biết rằng chụp ảnh cuộc sống của động vật ở trong đô thị là niềm đam mê của anh. Bởi vì những sinh vật này đang cùng sống với chúng ta trong cùng thành phố, thị trấn, đô thị...nên nhiếp ảnh gia này cho rằng những loài động vật này sẽ có một mối liên kết nào đó với con người. Được biết, gần đây Sam đang làm việc như là một nhà nghiên cứu cho bộ phận làm phim lịch sử tự nhiên của BBC ở Bristol.

Chân dung nhiếp ảnh gia Sam Rowley, người vừa giật giải giải thưởng nhiếp ảnh cuộc sống hoang dã LUMIX của năm.

Nhiếp ảnh gia này cũng rất ngưỡng mộ những loài động vật sống trong đô thị, nơi được cho là một môi trường không hề dễ dàng gì đối với chúng. "Những con chuột cống này, ví dụ: chúng được sinh ra và dành suốt thời gian trong cuộc đời để sống mà thậm chí không bao giờ nhìn ánh mặt trời hay cảm nhận cỏ cây. Và có thể chúng sẽ dành vài tháng đến vài năm chỉ để chạy dọc những đường ống này rồi ch*t. Vì số chuột rất nhiều, thêm nữa nguồn thức ăn không phải là dồi dào nên cuộc chiến sinh tồn ở đây khá là khắc nghiệt."- Sam nói.

Ngài Michael Dixon, giám đốc bảo tàng nói về bức ảnh: "Tác phẩm của Sam đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn cuốn hút về cuộc sống của tự nhiên giữa nơi con người sống. Hành vi của những con chuột cống này được khắc họa bởi thói quen thường ngày của chúng ta. Bức ảnh này nhắc nhở con người về những nơi mà chúng ta đi qua mỗi ngày, cứ bước ra khỏi nhà là con người đã hình thành một mối liên kết với tự nhiên, tôi mong nó sẽ truyền cảm hứng cho con người suy nghĩ nhiều hơn về giá trị của mối quan hệ này.

Trong số các tác phẩm dự thi, có 4 giải nhì và "khuyến khích", bao gồm:

Khoảnh khắc mẹ con nhà báo đốm phi xuống sông săn con trăn Nam Mỹ được chụp bởi tác giả Michel Zoghzhogi

Bức ảnh con đười ươi bị buộc phải làm trò mua vui của tác giả Aaron Gekoski

Bức ảnh một nhóm tuần lộc Bắc cực nằm nghỉ tạo thành hình tam giác của nhiếp ảnh gia Francis De Andres

Khoảnh khắc gần gũi của một chú tê giác đen con với người chăm sóc của nó, ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Martin Buzora

(Nguồn: BBC)

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/buc-anh-hai-chu-chuot-ti-hon-danh-nhau-duoi-ga-tau-dien-ngam-de-gianh-giat-thuc-an-doat-giai-thuong-nhiep-anh-cua-nam-20200213154832329.chn)

Tin cùng nội dung

  • Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc.
  • Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY