Bệnh văn phòng hôm nay

Nguy cơ tiềm ẩn từ thức ăn mang theo

Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
Tuy nhiên, liệu bạn có chắc phần ăn đó vẫn tốt cho sức khỏe cho đến giờ ăn? Các chuyên gia Đại học Texas (Mỹ) phát hiện hầu hết thức ăn chuẩn bị sẵn đều chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn">nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã đến 9 trường mẫu giáo vào 3 thời điểm khác nhau và đo nhiệt độ của 700 phần bánh mì sandwich, sữa chua và những thức ăn dễ hỏng khác.

Họ phát hiện 97% các loại thịt, 99% chế phẩm từ sữa và 99% rau cải được bảo quản ở nhiệt độ không an toàn. Mặc dù gần 50% hộp thức ăn trưa có ngăn đá và 12% được đặt trong tủ lạnh, trong 1.361 phần thức ăn dễ hỏng được kiểm nghiệm, chỉ có 22 mẩu vẫn giữ được ở nhiệt độ an toàn.

Nhiệt độ trung bình của thức ăn là 18oC, được các chuyên gia xếp vào “vùng nguy hiểm” vì các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như E.coli, salmonella và tụ cầu vàng sinh sôi ở nhiệt độ từ 4-60oC.

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ đề nghị chúng ta không sử dụng những thức ăn được bảo quản trong phạm vi nhiệt độ trên từ 2 tiếng trở lên.

Theo các chuyên gia, trẻ em rất dễ bị ngộ độc, cụ thể, nghiên cứu cho biết trẻ em dưới 4 tuổi có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cao gấp 5 lần so với người lớn.

Theo Báo Cần Thơ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguy-co-tiem-an-tu-thuc-an-mang-theo-3780.html)

Chủ đề liên quan:

thức ăn thức ăn mang theo tiềm ẩn

Tin cùng nội dung

  • Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc.
  • Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY