Có lần, nếu tôi nhớ không nhầm, thì trên báo Tuổi trẻ Cười, có một cuộc thi nho nhỏ nhằm sửa lại câu đối “cổ truyền” mà không một người Việt nào không biết:
Bao nhiêu năm cứ Tết đến, xuân về, người ta lại lẩm nhẩm đôi câu đối này bởi đọc lên là hiện ra đầy đủ những thứ đẹp đẽ, những biểu tượng tràn đầy phong vị tết.
Oái oăm là từ năm 1995, pháo là mặt hàng bị Chính phủ cấm theo Chỉ thị 406-TTg năm 1994. Tự dưng câu đối này bị “sái”. Bây giờ phải bỏ “tràng pháo” đi cho hợp thời, sửa lại câu đối này thế nào cho hay, cho đẹp, mà lại phải đúng thật không dễ dàng.
Khó thế mà cuối cùng người ta cũng tìm được một chữ khác thay thế cho “tràng pháo”. Câu đối thắng cuộc như sau:
Bây giờ ít nhiều có thể không long trọng như xưa, nhưng cái thời mà internet dùng quay số dial-up để kết nối chậm như rùa, các môn giải trí còn hiếm hoi, thì trong những ngày tết nhàn tản, nghỉ ngơi sau một năm lao động, không có gì dễ chịu hơn việc mở những trang báo tết ra để đọc, để xem không khí mùa xuân trên khắp cả nước, để tìm những câu chuyện vui, những con người lương thiện, để nhìn lại những thành tựu của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, thể thao... của đất nước trong năm cũ và tìm thấy những điều đẹp đẽ, kỳ vọng trong năm mới.
Như một thông lệ, bìa báo tết thường có mấy thể tài chủ yếu. thứ nhất là con giáp. năm nào do con giáp gì làm chủ thì nó sẽ đường hoàng mà ngồi chễm chệ trên trang bìa (vậy nên mới có chuyện tiếu lâm trong nghề báo là làm báo tết rất dễ, cứ tích trữ báo tết của...12 năm là đủ).
Nếu không phải là con giáp thì bìa báo sẽ là những gương mặt người rạng rỡ. Trẻ em, người đẹp, người lao động... Mỗi nhân vật lại mang một hàm ý về tương lai, về lao động hay là nét đẹp mà trăm nghìn vạn người tôn xưng, ngưỡng mộ. Còn một loại nữa khá phổ biến là bìa báo sẽ được làm đồ họa như một tờ áp phích, tranh cổ động, vừa thoáng đãng, vừa cô đọng, gửi gắm được nhiều ý tứ của cả một tòa soạn qua những sắc màu, đường nét.
Bên cạnh những thứ ấy ra, còn những biểu tượng khác của mùa xuân như hoa mai, hoa đào, rồng phượng, hỏa vân, chim én... sẽ xuất hiện điểm xuyết tùy vào ý đồ của người họa sĩ vẽ bìa.
Bìa báo xuân thì hình ảnh quan trọng, thế nên ít dùng đến chữ. Nếu có chữ thì thường sẽ là những phông chữ không chân cho thoáng mắt, điểm xuyết trên khổ A3. Chữ sẽ như một thành phần mang tính chất họa tiết nhiều hơn là nhiệm vụ truyền tải nội dung như những số báo thông thường.
Nhắc đến bìa báo tết, tôi đặc biệt nhớ đến họa sĩ trẻ nguyễn minh quân. xuất thân là dân mỹ thuật được đào tạo bài bản, cuộc đời đưa đẩy anh đến vị trí là họa sĩ trình bày của báo pháp luật và xã hội.
Quân còn trẻ. về công tác tại đây từ năm 2012, nhưng đến nay cũng có tới 4,5 lần anh là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp vẽ bìa số báo xuân. anh nói: “thông thường, số báo tết sẽ được ban biên tập chuẩn bị trước hai tháng trước khi đi nhà in. sau khi được giao nhiệm vụ, tôi trình bày ý tưởng rồi mới phác thảo. từ lúc phác thảo tới quá trình hoàn thiện sẽ có những gia giảm, thêm bớt về chi tiết để phù hợp với các yêu cầu của ban biên tập”.
“với tôi, mỗi một trang bìa số báo tết luôn giống như một tác phẩm nghệ thuật mà mình phải đầu tư nhiều tâm trí”, họa sĩ minh quân tâm sự. thế nên mới có chuyện, số báo tết năm ngoái (2019) của báo pháp luật & xã hội sau khi ra sạp, có một nhà sưu tập đã chủ động tìm đến anh và nằng nặc đòi mua bản thảo trang bìa ấy bằng được. bởi nó quá đẹp và xứng đáng được đứng độc lập như một tác phẩm.
Có một năm Ngọ, tôi lấy ý tưởng từ câu thành ngữ “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công”, vẽ đàn ngựa bay ra từ trong đám mây lửa. Trang bìa năm ấy còn vẽ năm em bé với năm màu áo. Năm màu ấy ý tứ là lấy theo ngũ hành. Chọn số năm cũng bởi trong quan niệm Á đông đây “số sinh”, hàm ý hy vọng trong năm tới sẽ “ăn nên làm ra”, gặp nhiều may mắn, Quân vui vẻ kể chuyện.
Là sản phẩm tập thể nhưng cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, Quân nói, trong trình bày báo tết, mỗi họa sĩ có một cách trình bày, nhưng anh rất khâm phục người nào tạo ra được một “mã code” của riêng mình. Thí dụ như, ở trang bìa, ngoài hình ảnh và bố cục chính, họa sĩ sẽ vẽ ẩn một vài chi tiết mà chúng sẽ được xuất hiện liên tiếp trong các trang trong. Người không có nghề thường không để ý nhưng thật ra nó tạo ra một sự liền mạch một cách vô thức theo các nguyên tắc về thị giác. Đó cũng là một sân chơi riêng mà báo ngày không đủ “đất” để làm. “Theo tôi, tờ báo làm tốt nhất việc này là tờ Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh”, anh nhận xét.
Làm lâu trong nghề nên cũng có nhiều chuyện vui buồn. có một năm, báo pháp luật & xã hội sử dụng trang bìa báo tết là ảnh của một cô hoa hậu. báo đã chế bản xong và chuyển đi nhà in từ lâu nhưng sau khoảng 2 tuần mới thực hiện lệnh in.
Hôm đến nhà in, họa sĩ tá hỏa phát hiện ra báo Tiền phong cũng dùng ảnh của chính cô hoa hậu này, cùng một màu sắc, với cùng một bộ váy áo, chỉ khác chút tư thế. Ác cái là báo bạn lại in trước mấy giờ đồng hồ.
Hỏi ra mới vỡ lẽ, đội ngũ truyền thông phục vụ người đẹp ấy đã dùng cùng một bộ ảnh để cung cấp cho nhiều đơn vị khác nhau. Lợi thế của báo Tiền phong là họ đã in trước, chưa kể hoa hậu thì vốn là “đặc sản” của tờ báo này từ nhiều năm. Ngay lập tức, trong đêm ấy, việc thiết kế lại được gấp rút thực hiện để in cho kịp ngày, đồng thời, tránh được việc “đụng hàng” với báo bạn.
Đầu xuân, kể lể nôm na, dông dài về chuyện cái bìa báo tết, những chuyện cười ra nước mắt mà người ngoài khó biết, để thêm hiểu, thêm yêu cái nghề nhọc nhằn với con chữ.