Vẫn cứ đau đáu cho mâm cỗ đầu năm thật tươi tắn và đủ vị. vẫn cứ cái cảm giác hồi hộp như ngày đầu tiên xuống nhà in, đón tờ báo đầu tiên vừa được in xong. cũng là thứ giấy ấy, nước mực ấy nhưng chẳng hiểu sao, cầm tờ báo tết trên tay, tôi như ngửi thấy mùi của hoài niệm ngày xưa, mùi của yêu thương hiện tại và mùi của khát vọng tương lai quyện hòa rồi lan tỏa.
1. Cuối năm vắt chân lên cổ để hoàn thanh deadline cho báo Tết, vài cô bạn rảnh rang trề môi hỏi nhỏ: Tết, người ta còn chẳng nhớ, báo Tết, mấy ai nhớ mà làm? Cuộc sống bộn bề, mọi thứ vụt qua nhanh chóng mặt, người thân hôm nay mai đã hóa người dưng nên chuyện ép mình ngồi xuống, đọc vài chục trang báo Tết, khó lắm thay. Nhưng cũng giống như mùa Xuân, dù thế cuộc thế nào, biến đổi ra sao thì vòng quay thời gian bao giờ cũng đúng hẹn. Để cuối năm, ngập mình trong gió lạnh, người ta lại nhớ Tết và nhớ… báo Xuân.
Báo Tết là đặc sản trong năm của làng báo đưa ra mời bàn dân, mời cộng đồng đọc, nghe, nhìn thưởng thức trong dịp Tết... Hệt như là thứ nếp dẻo, gạo thơm, dành dụm chăm bẵm cả năm của người làng cày chuẩn bị công phu mà dâng cúng ông bà tổ tiên, thần phật. Cũng linh thiêng, cũng trân trọng như nhau. Một mình một Tết một Xuân. Mây vẫn bay trong phòng nhỏ, mưa bụi giăng mắc trong nắng nồng, mặc áo mát mùa hè mà viết về khăn trùm kín cổ, về áo dạ, áo lông. Bụng đau quắn quéo ăn kiêng mà vẫn viết về dưa hành thịt mỡ. Bạn đọc chẳng bao giờ biết được đâu là thực đâu là hư trên trang văn ngày Tết. Thấy cái Tết khi người chưa thấy, yêu sắc hoa khi chưa có nụ, có mầm. Trang báo ngày Tết ngày Xuân thật bao công sức... (!).
2. Trong làng báo Việt Nam, tờ báo Xuân đầu tiên là tờ báo nào? Theo Vương Hồng Sển, trong “Thú chơi sách” (Cơ sở xuất bản Tự Do, Sài Gòn, 1960) cho biết: “Nam Phong cả thảy hai trăm mười một cuốn (211), vì Tết 1918, có cho ra một tập riêng, toàn văn thơ giá trị, và nếu không lầm, tập ấy là thỉ tổ các số báo Xuân, báo Tân Niên, báo đặc biệt vậy” (trang 82). Báo Nam Phong xuất bản ở Hà Nội, do Phạm Quỳnh làm chủ bút, số báo Xuân năm 1918 là số báo nhân dịp Tết Mậu Ngọ. Cũng có một tờ báo thuộc loại xưa, tờ Đông Pháp thời báo xuất bản ở Sài Gòn từ tháng 5/1923 do hai ông Nguyễn Kim Đính và Trần Huy Liệu làm chủ nhiệm và chủ bút. Năm 1927 khi ông Diệp Văn Kỳ về làm chủ nhiệm báo này, ông có sáng kiến làm số báo Xuân Mậu Thìn 1928. Báo in hai màu đen đỏ, gồm nhiều bài viết có giá trị và bán rất chạy. Tiếp sau đó có báo Xuân Thần Chung (Kỷ Tỵ 1929), Xuân Công Luận (1931),...
Trước đây báo tết cũng không về các vùng nông thôn hải đảo xa xôi, vì báo giá đắt, số phát hành ít. ngày nay, năm nào cũng có hội báo xuân ở thành phố, huyện, thị xã và sau đó, các số báo xuân được phân phát về những nơi xa xôi đó.
Nói gì thì nói, báo tết, báo xuân nếu không xuất hiện khi xuân về tết đến thì người làm báo cũng như người viết báo, bạn đọc báo cảm thấy thiếu một cái gì đó. như ngày tết không có bánh chưng, bánh tét, không có nồi măng hầm với giò, đậu..., không có lọ hoa, cành mai cành đào..., thì không thể ăn tết vui thú được. mua báo tết như mua một gói hạt dưa, tuy mình không thích ăn, nhưng không thể không mua, không thấy an tâm khi khách đến không có gì. mua báo tết cũng vậy, tuy không đọc, chỉ liếc sơ qua, nhưng không mua như thấy thiếu một cái gì đó cho tết.
3. phương tây không có báo tết. còn ở việt nam, đã thành thông lệ, ngày tết ngồi bên tách trà thơm, nhâm nhi miếng mứt gừng ấm nồng và thưởng thức những trang báo tết trở thành một nét đẹp tao nhã... báo tết đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu khi xuân về. báo tết cũng giống như cỗ tết, chỉ khác, là cỗ tinh thần. là “cỗ” có nghĩa phải đặc biệt, hơn hẳn ngày thường, chất liệu phải hảo hạng, món ăn phải sung túc, bày biện phải đẹp mắt, hấp dẫn. và cỗ tết, dù có cải biến đến đâu cũng không thể thiếu những món ăn truyền thống: bánh chưng, giò chả, thịt gà... trước đây, mâm cơm hàng ngày ít dư thừa cá thịt, bao nhiêu tinh túy của ẩm thực gia đình người việt dồn hết vào mâm cỗ ngày tết. nhưng vài năm trở lại, nhiều nhà bắt đầu ngại làm cỗ tết, ăn uống giảm xuống, tăng cường đi chơi, đi du lịch... làm báo tết giờ đây cũng khó khăn như làm cỗ tết thời nay.
Báo tết vừa thể hiện sự đánh giá nhìn nhận, tổng kết cả năm, có dự cảm cho năm mới, thường được chuyển tải nhiều nội dung văn hóa văn nghệ. báo tết còn là nơi quy tụ những cây viết tên tuổi, những bài viết và hình ảnh đặc sắc để khi đến tay độc giả, số báo tết thật sự là ấn phẩm đẹp nhất trong năm của các tòa soạn. đây cũng là nơi để các nhà báo xuất bản những tác phẩm, những vấn đề ấn tượng được chiêm nghiệm trong cả một năm với biết bao công sức và tâm huyết. làm thế nào để có những tác phẩm mới, hay và hấp dẫn bạn đọc và quan trọng là hợp với khẩu vị độc giả trong những ngày tết là điều băn khoăn lớn nhất của phóng viên, biên tập viên cho đến lãnh đạo tòa soạn. cuối năm, nhắc đến chuyện làm báo tết cả cơ quan lại rộn ràng lên không khí làm việc khẩn trương giống hệt với cái không khí chuẩn bị mâm cỗ chiều 30 tết của mỗi gia đình. làm báo tết vui, nhưng rất bận rộn!
Cận kề ngày đưa số báo tết vào nhà in, cả cơ quan rộn ràng như hội. các phòng ban đều tập trung cao để có được một số báo tết hoàn thiện nhất. ban thư ký bận rộn với những khâu cuối cùng để đứa con tinh thần của cả tòa soạn được đưa vào nhà in. cả ban “nín thở” chờ lãnh đạo nhắn tin ok đưa báo đi nhà in mới có thể thở phào... khi nhìn thấy tờ báo tết vừa in xong ra sạp, đến tay độc giả, thì những vất vả của mọi người như tan biến. cầm trên tay cuốn báo tết, lật giở từng trang báo, mà lòng thấy rộn ràng vui. sau đó lại thấy bâng khuâng. khi bận rộn thì cằn nhằn, lúc xong việc lại thấy hẫng hụt.
Những lúc như thế, tôi thường vào một quán cà phê nhỏ, chọn một góc khuất ngồi, ngắm mùa xuân qua khung cửa nhỏ, để miệt mài ngẫm ngợi về những câu chuyện mình sẽ kể trong số báo tết năm sau.