Liệu ngành nghề của bạn có phải là ngành nghề dễ mắc ung thư vòm họng? thực tế là ung thư nói chung và ung thư vòm mũi họng nói riêng, chúng không quan tâm đến bạn là ai hay bạn làm nghề gì.
Các tài liệu nghiên cứu chỉ ra một số nghề có thể hay gặp ung thư vòm hơn một số nhóm nghề nghiệp khác như nhà báo, đầu bếp, nhà quản lý.... tuy nhiên nguyên nhân còn chưa rõ. có thể giải thích do những nhóm ngành nghề đó có nguy cơ cao với các yếu tố nguy cơ.
Để biết được, ngành nghề của bạn có “dễ” mắc ung thư vòm họng hay không. hãy tìm hiểu những yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Thu*c lá: hút Thu*c lá là yếu tố chính của ung thư vòm mũi họng. 85% các dạng ung thư ở đầu mặt cổ liên quan đến việc hút Thu*c lá. tất cả các dạng của hút Thu*c lá từ dạng Thu*c lá điếu đang được tiêu thụ phổ biến tới xì gà, Thu*c lào,..đều làm gia tăng nguy cơ. nguy cơ càng tăng nếu bạn hút nhiều và trong thời gian dài. tiếp tục hút Thu*c sau điều trị ung thư vòm họng thúc đẩy ung thư tái phát. bên cạnh đó, việc hút Thu*c lá thụ động (hút lại khói Thu*c của người hút Thu*c) cũng làm tăng nguy cơ ung thư vòm mũi họng.
- rượu: rượu cũng là một trong các yếu tố chính thúc đẩy ung thư vòm họng. lượng tiêu thụ càng lớn, nguy cơ càng cao. sự kết hợp giữa rượu và Thu*c lá làm tăng hơn nữa nguy cơ phát triển ung thư. so với việc chỉ uống rượu hay chỉ hút Thu*c lá.
- nhiễm virus hpv (human papillomavirus): rất nhiều trường hợp ung thư vòm họng gây ra do nhiễm hpv. hpv chủ yếu lây truyền qua quan hệ T*nh d*c. với người có nhiễm hpv, bao gồm quan hệ T*nh d*c bằng miệng. những người có nhiều bạn tình, quan hệ T*nh d*c không an toàn làm tăng nguy nhiễm hpv. việc sử dụng bao cao su khi quan hệ cũng không giúp bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi nhiễm hpv.
Ngoài ra một số yếu tố sau cũng có thể góp phần vào việc mắc ung thư vòm họng. chế độ ăn ít rau và hoa quả, thiếu hụt vitamin a, ăn trầu, uống đồ uống quá nóng. dễ gây tổn thương miệng hầu họng, có người trong gia đình bị ung thư vòm họng…
Yếu tố nguy cơ là những điều thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh nhưng không trực tiếp gây ra bệnh. nhiều người có nhiều yếu tố nguy cơ nhưng lại không bị ung thư vòm họng. trong khi một số khác không rõ yếu tố nguy cơ lại mắc bệnh.
Chính vì vậy, chỉ nghe đến nghề nghiệp thì không thể nói rằng nghề ấy dễ mắc bệnh hay không. nghề nghiệp của bạn nếu có đi kèm với càng nhiều yếu tố nguy cơ kể trên. thì nó sẽ trở thành nghề “dễ” mắc ung thư vòm họng, cho riêng bạn chứ không phải cho ai khác.
Ung thư vòm họng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. triệu chứng cũng rất mơ hồ làm người bệnh dễ bỏ qua, nhầm lẫn với những bệnh thông thường. đây chính là lý do tại sao nó thường được phát hiện khi khối u đã lớn, xâm lấn vào các cơ quan xung quanh, bệnh đã bước vào giai đoạn cuối.
Nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên, đừng chủ quan khi mình có những dấu hiệu sau:
- Đau họng kéo dài, không biến mất
- Cảm thấy có khối vướng trong cổ họng làm bạn khó nuốt, ăn mất ngon
- Miệng có mùi hôi khó chịu kéo dài
- Khối u cục ở vùng cổ
- Đau tai, có hoặc không có đau hàm
- Khó nói, thay đổi giọng nói
- Giảm cân
- Chảy máu bên trong miệng, họng
- Khó mở hàm, khó di chuyển lưỡi
Các triệu chứng của ung thư vòm họng có thể gặp ở nhiều bệnh. và chính vì thế bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy mình có một trong các biểu hiện nói trên. nó có thể cũng chỉ là các biểu hiện của các bệnh lý thông thường. cách tốt nhất là hãy đến các cơ sở y tế để được tham vấn kịp thời. việc khám sức khỏe định kỳ cũng giúp cho phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng.
3. có phải ca sĩ, mc, những người hay làm nghệ thuật thì sẽ dễ bị ung thư vòm họng vì sử dụng nhiều tới "miệng"?
Nhiều bài báo gần đây thông tin các nghệ sĩ việt qua đời vì nhiều loại ung thư. như ung thư phổi, ung thư đại tràng và cả ung thư vòm họng,... nhiều người đọc lầm tưởng rằng người làm nghệ thuật “dễ” bị ung thư. có một số lý do khiến người ta tin như vậy, bởi đây là các ngành nghề thường xuyên "bán giọng nuôi thân".
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, điều này không phụ thuộc hoàn toàn vào nghề nghiệp mà nó liên quan chủ yếu đến những yếu tố nguy cơ đi liền mà họ có liên quan.
Nếu các bạn nghĩ: “nghệ sĩ thường hay làm việc về đêm, sinh hoạt không theo S*nh l* tự nhiên. có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố có hại đã đề cập ở trên vì vậy mà họ dễ bị ung thư? hay do họ nói quá nhiều nên mắc ung thư vòm mũi họng?”.... tất cả chỉ là suy diễn và không có căn cứ khoa học.
Trên thế giới, ung thư đầu mặt cổ (bao gồm cả ung thư vòm họng) mỗi năm có hơn 650,000 ca và 330,000 ca Tu vong. tại mỹ, ung thư đầu mặt cổ chiếm 3% trong các loại ung thư ác tính, ước tính mỗi năm mỹ có thêm khoảng 53,000 ca ung thư đầu mặt cổ và 10,800 ca ch*t vì bệnh này. năm 2012, tại châu âu, có khoảng 250,000 ca và 65,000 ca ch*t tuy nhiên họ cũng không có báo cáo trong số các ca mắc đó bao nhiêu trường hợp là các ca sĩ hay mc.
Mặc dù bạn không thể chắc chắn rằng mình sẽ không mắc bệnh. nhưng tự phòng tránh ung thư, các yếu tố nguy cơ vẫn là một điều nên làm. hãy phòng tránh ung thư vòm họng nói riêng và ung thư nói chung bằng cách thay đổi lối sống.
- Dừng sử dụng Thu*c lá và tất cả các dạng của Thu*c lá là điều quan trọng để giảm yếu tố nguy cơ. Nếu chưa sử dụng, không sử dụng. Đã sử dụng nhiều năm, bỏ và dừng ngay.
- Không sử dụng rượu, bia. Thay vào đó là những loại nước hoa quả, nước lọc...
- giảm nguy cơ nhiễm hpv cho bạn bằng cách tiêm phòng, hạn chế số lượng bạn tình, quan hệ T*nh d*c an toàn.
- Vệ sinh răng miệng và có chế độ ăn uống hợp lý.
Trên đây là những gợi ý từ chuyên gia để bạn ở thể tự kiểm tra xem mình có nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ. và hãy thay đổi lối sống để phòng tránh ung thư cho chình mình và người thân nhé.
Theo Ths.Bs. Nguyễn Tiến Đồng
Chủ đề liên quan:
ca sĩ có nguy cơ có phải mắc ung thư ngành nghề nguy cơ nguy cơ mắc ung thư ung thư ung thư vòm ung thư vòm họng vòm họng yếu tố nguy cơ