Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Các bệnh có thể dự phòng bằng vắc-xin: Bệnh cúm mùa

Bệnh cúm là một bệnh lây nhiễm rất cao, lan truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng có chứa virut cúm do bệnh nhân ho, hắt hơi...

Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Tác nhân gây bệnh

Virut cúm mùa, có 3 type virut cúm Inflenzavirus mùa A, B, C. Virut cúm A gồm các phân type dựa vào kháng nguyên bề mặt hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Hiện nay phân type cúm A/H1N1, A/H3N2 lưu hành rộng rãi ở người. Virut cúm B không chia thành các phân type nhưng có 2 dòng đặc tính kháng nguyên khác biệt đang lưu hành ở người. Virut cúm C liên quan đến các ca bệnh tản phát, không gây dịch lớn vì thế trong thành phần của vắc-xin cúm mùa chỉ có virut cúm A và B.

Virut cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC và các chất hòa tan lipid như ete, formol, cloramin, cresyl, cồn... Tuy nhiên virut cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0oC - 4oC virut tồn tại được vài tuần, ở -20oC và đông khô sống được hàng năm.

Bệnh cúm mùa có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.

Triệu chứng: Sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, đau họng, rất mệt, ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu, hoặc người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn.

Biến chứng: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, Tu vong.

Vắc-xin dự phòng

Bản chất: Vắc-xin bất hoạt, chứa kháng nguyên của type virut cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.

Chỉ định: Cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, ưu tiên các nhóm nguy cơ cao (PNMT, bệnh mạn tính, nhân viên y tế, người cao tuổi, người đi du lịch...)

Liều lượng và cách dùng

- Liều lượng:

Trẻ em từ 6 đến 35 tháng: có thể tiêm liều từ 0,25ml.

Người lớn và trẻ em trên 36 tháng tuổi: 0,5ml.

- Cách dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

- Lịch tiêm: Từ 6 tháng - Dưới 9 tuổi tiêm 2 mũi cơ bản, cách nhau 4 tuần.

Tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm trước mùa cúm.

Hiệu lực và thời gian bảo vệ

Hiệu lực bảo vệ ở nhóm <60 tuổi đạt trên 60%. Thời gian bảo vệ từ 1-2 năm,

Chống chỉ định

Dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin.

Tác dụng không mong muốn

- Phản ứng thông thường: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm; chóng mặt, sốt nhẹ, quấy khóc; qua khỏi nhanh chóng.

- Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp phản ứng dị ứng nặng; sốt cao/kéo dài cần nhập viện; sốc phản vệ.

Những điều cần lưu ý

- Hoãn tiêm chủng với người bị sốt cao hoặc nhiễm trùng cấp tính, người bị đáp ứng miễn dịch kém (do bị suy giảm miễn dịch hay dùng các Thu*c có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch) thì cần báo cho bác sĩ để đưa ra quyết định có nên tiêm vắc-xin hay không.

- Có thể tiêm cùng các vắc-xin khác nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.

- Có thể tiêm vắc-xin cúm vào bất kì giai đoạn nào của thai kỳ.

Vũ Tùng

((Theo tài liệu Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cac-benh-co-the-du-phong-bang-vac-xin-benh-cum-mua-n146266.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY