Dinh dưỡng hôm nay

Các chất ô nhiễm hàng ngày làm tăng nguy cơ bị ngừng tim và cách để bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí được coi là một yếu tố gây hại cho cơ thể con người theo nhiều cách khác nhau. Tình trạng ô nhiễm được xác định có mối liên hệ rõ ràng với các tình trạng sức khỏe như các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, hệ thống thần kinh, não và các bệnh về tim mạch.

Một nghiên cứu mới được báo cáo năm 2021 đã xác định rằng việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm có nguy cơ gây ra các cơn đau tim. Bảy chất ô nhiễm phổ biến, bao gồm nitơ điôxít, cacbon monoxit, benzen, lưu huỳnh điôxít, ôzôn và nhiều chất khác, có trong không khí làm tăng nguy cơ ngừng tim.

Dấu hiệu của một cơn đau timxml:namespace prefix="o" />

Các cơn đau tim và trường hợp nặng nhất là nhồi máu cơ tim xảy ra khi một phần cơ tim bị mất nguồn cung cấp máu. Nó thường do tắc nghẽn động mạch gần đó. Một người bị đau tim sẽ cảm thấy khó chịu ở ngực và các bộ phận khác của cơ thể, cùng với các triệu chứng khác.

Các dấu hiệu phổ biến của đau tim bao gồm bị áp lực và tức ngực, đau lan xuống cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng, thấy nặng ở ngực, buồn nôn, cảm thấy vã mồ hôi, khó thở, choáng váng, lo lắng và ho. Trong trường hợp bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Các biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Để tránh nguy cơ bị đau tim do ô nhiễm không khí, bạn bên thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa sau:

Giảm phơi nhiễm vào những ngày ô nhiễm cao

Các cơ quan chuyên môn luôn ban hành hướng dẫn và cảnh báo người dân về chất lượng không khí. Kiểm tra tin tức, internet để đảm bảo rằng bạn không tiếp xúc với các chất ô nhiễm có hại.

Điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí là tránh những con đường chính và những con phố đông đúc nếu có thể, đặc biệt là đối với những người bị bệnh phổi.

Tránh tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm

Khi bạn biết có khả năng hoặc đang xảy ra vấn đề ô nhiễm cao, hãy thực hiện thêm một số bước để tránh tiếp xúc. Tránh thực hiện các chuyến đi dài trong không khí ô nhiễm, giảm sử dụng bếp than, không đốt lá cây hoặc các chất thải khác.

Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài

Đại dịch đã khiến khẩu trang trở nên cần thiết, và điều đó đúng với thời điểm chất lượng không khí bên ngoài kém. Mỗi khi bước ra ngoài, bạn phải sử dụng khẩu trang ngăn bụi. Sử dụng khẩu trang dày có tác dụng như một tấm chắn và bảo vệ bạn khỏi các chất ô nhiễm có trong không khí.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Chắc hẳn bạn đang nghĩ về chế độ ăn uống của mình có liên quan gì đến việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống lành mạnh giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, sữa ít chất béo… có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, nguy cơ tử vong liên quan đến việc tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim mạch. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tiếp xúc ô nhiễm không khí và chú ý các dấu hiệu đau tim để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm:

Ô nhiễm không khí có thể làm giảm kỹ năng tư duy của con trẻ khi lớn lên

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/cac-chat-o-nhiem-hang-ngay-lam-tang-nguy-co-bi-ngung-tim-va-cach-de-bao-ve-ban-than-khoi-o-nhiem-khong-khi-31959/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY