dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với cơ thể tiếp xúc với các loại hoa. căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng khó lường, làm tăng phản ứng hen suyễn, gây khó thở, thậm chí sốc phản vệ. vì thế người bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh này để biết cách ứng phó và phòng tránh kịp thời.
Thông thường, nhiệm vụ chính của hệ miễn dịch là chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài để tránh bệnh tật, chẳng hạn như vi khuẩn và vi rút. tuy nhiên, ở những người bị dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch xác định nhầm phấn hoa vô hại là tác nhân xâm nhập nguy hiểm. chính vì thế, chúng sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại các tác nhân này và gây nên hiện tượng dị ứng.
Một số trường hợp bị dị ứng phấn hoa cả năm nhưng số khác chỉ dị ứng trong những thời điểm nhất định trong năm. điển hình, người bị dị ứng với cỏ phấn hoa thường bị ảnh hưởng nhiều nhất vào đầu mùa thu và cuối mùa xuân. còn với người nhạy cảm với phấn hoa bạch dương, triệu chứng dị ứng thường gia tăng khi mùa xuân đến.
Dị ứng phấn hoa có thể gây ảnh hưởng lên cả người lớn và trẻ em. bởi theo thống kê của học viện dị ứng, suyễn và miễn dịch học của hoa kỳ (aaaai), có khoảng 8% người trưởng thành mắc phải bệnh dị ứng phấn hoa. và theo khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia do bộ y tế và dịch vụ nhân sinh hoa kỳ thực hiện vào năm 2014 ở trẻ em về dị ứng phấn hoa cũng đưa ra tỷ lệ phần trăm tương tự.
Các triệu chứng do dị ứng phấn hoa gây ra thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nhưng chúng ta có thể giải quyết bằng cách sử dụng Thu*c và thay đổi lối sống.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thực vật học, có hàng trăm loại thực vật có thể giải phóng phấn hoa vào không khí và gây kích hoạt phản ứng dị ứng. dưới đây là một số loại dị ứng phấn hoa phổ biến:
Phấn hoa bạch dương là một trong những chất gây dị ứng trong không khí khá phổ biến vào mùa xuân. khi hoa nở, chúng giải phóng những hạt phấn nhỏ li ti và được gió thổi bay vào không khí. một cây bạch dương có thể tạo ra 5 triệu phấn hoa và khoảng cách chúng di chuyển cách cây bố mẹ là 91,44 m.
Cây ragweed được xem là thủ phạm chính gây dị ứng giữa các loại cỏ dại. chúng hoạt động mạnh nhất giữa những tháng cuối mùa thu và xuân. tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào vị trí, cây ragweed có thể bắt đầu rải phấn hoa và cuối tháng 7 và tiếp tục vào tháng 10. phấn hoa của cây này có thể đi xa hàng trăm dặm.
Cũng giống như phấn hoa của cây bạch dương, phấn hoa của cây sồi cũng được gửi gắm vào không khí trong mùa xuân thông qua ngọn gió. loại phấn hoa này thường gây phản ứng dị ứng nhẹ hơn. tuy nhiên, chúng tồn tại trong không khí lâu hơn những loại phấn hoa khác. điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của một số người bị dị ứng phấn hoa.
Phấn hoa cỏ được coi là một trong những tác nhân gây dị ứng vào mùa hè. chúng phát tán trong không khí và gây nên nhiều triệu chứng nghiêm trọng, khó điều trị. tuy nhiên, theo báo cáo của aaaai, một số loại Thu*c chống dị ứng hoặc mũi tiêm dị ứng có thể mang lại kết quả cao trong việc kiếm soát các triệu chứng dị ứng phấn hoa cỏ.
Có thể chẩn đoán dị ứng phấn hoa qua các biểu hiện bên ngoài và thông tin tiền sử. tuy nhiên, để chắc chắn xác định đúng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm dị ứng như xét nghiệm da, xét nghiệm máu.
Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị dị ứng phấn hoa. cũng giống như các bệnh dị ứng khác, người bệnh nên tránh xa chất gây dị ứng. tuy nhiên, phấn hoa luôn tồn tại trong không khí rất khó để tránh. do đó, các bạn có thể giảm thiểu tình trạng phơi nhiễm phấn hoa bằng các biện pháp đơn giản dưới đây:
Nếu đã áp dụng những biện pháp đơn giản trên nhưng triệu chứng bệnh vẫn không được kiểm soát, bạn nên dùng các loại Thu*c điều trị này:
Một số loại Thu*c kháng histamin sẽ rất hữu ích trong trường hợp dị ứng phấn hoa. chúng giúp ngăn chặn sản xuất hoạt chất gây dị ứng của cơ thể, giúp làm giảm các triệu chứng sưng phù các mô trong mũi. nếu dị ứng phấn hoa gây nghẹt mũi, Thu*c thông mũi có thể giúp người bệnh dễ dàng thở hơn. hoặc bệnh nhân cũng có thể dùng Thu*c xịt mũi để giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng phấn hoa.
Nếu Thu*c không kê đơn không hoạt đông, người bệnh hãy nói chuyện với bác sĩ để được kê đơn Thu*c điều trị khác mạnh hơn. một số loại Thu*c có tác dụng giúp kìm hãm quá trình sản sinh hoạt chất trung gian gây dị ứng. trong khí đó, một vài loại khác dùng chuyên dụng để điều trị dị ứng do cỏ gây ra.
Nếu Thu*c uống không giúp gia giảm triệu chứng, Thu*c tiêm có thể hữu ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh. tùy thuộc vào loại dị ứng phấn hoa và tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định việc tiêm Thu*c với loại Thu*c và liều lượng khác nhau.
Người bệnh có thể khắc phục và giảm triệu chứng dị ứng phấn hoa ngay tại nhà bằng một loạt những biện pháp sau:
Các biện pháp điều trị tại nhà cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào chứng minh chúng hiệu quả. tuy nhiên, theo kinh nghiệm lưu truyền những cách này hữu ích đối với một số người. vì vậy, người bệnh có thể thực hiện. nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ngăn bệnh chuyển biến xấu, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.