Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Các vùng cửa biển sẽ bị nuốt chửng hàng trăm mét

Vừa qua, một nhóm nghiên cứu chuyên ngành về tài nguyên nước đã công bố nghiên cứu về tình trạng xâm lấn bờ biển liên quan đến biến đổi khí hậu. Theo đó, các vùng bờ biển trên thế giới sẽ bị biến mất hơn 100m vào cuối thế kỷ này. Cửa biển Thuận An - Huế là một trong những điểm được lựa chọn nghiên cứu.

Nhiều nhà khoa học đến từ các tổ chức nghiên cứu của hà lan, anh, mỹ và sri lanka, trong đó có viện giáo dục chuyên ngành tài nguyên nước (he delft institute for water education) của hà lan vừa công bố tài liệu dự đoán về tình trạng xâm lấn bờ biển đến cuối thể kỷ 21.

Các vùng biển thế giới sẽ bị xâm nhập hàng trăm mét

Tài liệu đính kèm bao gồm 2 bảng thông tin về tất cả các địa điểm được nghiên cứu theo các RCP (Tạm dịch: Lộ trình tập trung đại diện - tức là quỹ đạo nồng độ khí nhà kính) khác nhau.

Trong đó, bảng s5 cung cấp thông tin dự đoán về tình trạng xâm lấn bờ biển vào cuối thế kỷ (2091-2100) và bảng s6 là thông tin vào giữa thế kỷ (2056-2065). giá trị được tính bằng mét và số âm (đại đa số) thể hiện mức độ bờ biển bị xâm lấn. chỉ số phần trăm thể hiện phạm vi thay đổi. ví dụ, đối với cửa biển thuận an của việt nam, vào giữa thế kỷ này, bờ biển sẽ bị lùi sâu vào đất liền khoảng 85-87 m với mức phát thải thấp (rcp2.6) và 130-132 m với mức phát thải cao (rcp8.5).

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với đường bờ biển tại 41 cửa biển trên khắp thế giới theo các kịch bản khí hậu khác nhau. các điểm nghiên cứu bao gồm các cửa biển ở anh, pháp, argentina, brazil, mỹ và việt nam, cùng một số quốc gia khác.

Kết quả cho thấy, phần lớn các địa điểm này sẽ hứng chịu tình trạng xâm lấn bờ biển trong thế kỷ 21 theo tất cả các kịch bản khí hậu đặt ra. tuy nhiên, mức độ xâm lấn này sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát thải carbon. với kịch bản mức phát thải cao (rcp8.5), đường bờ biển tại 68% các địa điểm sẽ bị lùi sâu vào đất liền hơn 100 m vào cuối thế kỷ này.

Tỷ lệ này giảm xuống 46% nếu lượng khí thải được giảm xuống (rcp2.6). một số địa điểm bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm gironde (pháp), loire (pháp), tubarao lagoon (brazil) và thuận an (việt nam). mức độ xâm lấn bờ biển cao nhất được ghi nhận tại các cửa biển tại châu phi, và ở các quốc gia như gabon, zaire, mozambique, sierra leone.

Tùng Dương

Các cam kết quốc gia về khí hậu liệu đã đủ bảo vệ sức khỏe?
Biển Đông: Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc thăm dò ở Hoàng Sa
Hơn 700 người thiệt mạng vì nắng nóng

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/cac-vung-cua-bien-se-bi-nuot-chung-hang-tram-met-617183.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây, câu chuyện về rừng chắn sóng ở xã Đa Lộc, huyện miền biển Hậu Lộc (Thanh Hóa) thu hút sự quan tâm của dư luận. Những cánh rừng với vai trò bảo vệ đất liền, chống sạt lở, bảo vệ người dân trước bão gió đang bị “bức tử” bởi chính bàn tay của người dân và việc thờ ơ, đứng ngoài cuộc từ các cấp chính quyền địa phương…
  • Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - Cao Văn Trọng, vừa ký ban hành quyết định về tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn.
  • Hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt ở ĐBSCL. Dự báo từ giữa tháng 1/2020, xâm nhập mặn sẽ vào sông Vàm Cỏ và diễn biến gay gắt vào tháng 2, tháng 3; trong khi các cửa sông Cửu Long đã bị mặn từ giữa tháng 12/2019 và mức độ cao nhất vào các tháng 1, tháng 2, tháng 3. Vùng biển Tây, mặn ảnh hưởng gay gắt từ tháng 1 và xâm nhập sâu từ tháng 2/2020.
  • (MangYTe) - Ngày 6/1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi bản tin nhận định tình hình thời tiết và diễn biến xâm nhập mặn tại khu vực Nam Bộ.
  • “Xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10/13 tỉnh của ĐBSCL, gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau và Kiên Giang. Theo dự báo, mùa khô năm nay có khoảng 136.000ha diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, hơn 120.000 hộ thiếu nước sinh hoạt”.
  • Nhận định về tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020 tại Nam Bộ, ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia) cho rằng, dòng chảy trên sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 1,2/2020 là rất hạn chế, khả năng thiếu hụt từ 10-30% so với trung bình nhiều năm và năm 2016.
  • (MangYTe) Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô năm 2020 sẽ ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.
  • (MangYTe) - Trong năm 2019, hàng tỷ người dân tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã cảm thấy sự khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng khí hậu, điều tưởng chừng chỉ xảy ra trong tương lai xa.
  • Mực nước biển dâng cao có thể khiến thành phố nổi Venice của Italy bị nhấn chìm hoàn toàn trước năm 2100.
  • Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai hoàn thiện phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trước ngày 20/9/2015.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY