Khoa học hôm nay

Đồng bằng sông Cửu Long: Chủ động ứng phó xâm nhập mặn

(HNM) - Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào giai đoạn cao điểm mùa khô 2021-2022, với dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm, vào sâu nội địa do nước thượng nguồn giảm.

(hnm) - đồng bằng sông cửu long đang bước vào giai đoạn cao điểm mùa khô 2021-2022, với dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm, vào sâu nội địa do nước thượng nguồn giảm (đỉnh điểm dự kiến là tháng 3 và tháng 4 tới). trước tình trạng này, các địa phương trong vùng và các ngành chức năng đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó.

Xâm nhập mặn diễn ra sớm

Theo viện khoa học thủy lợi miền nam, hiện các hồ chứa thủy điện trên thượng nguồn sông mê kông đang hạn chế xả nước để tích nước chạy máy phát điện, dẫn đến khả năng xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm tại đồng bằng sông cửu long trong mùa khô 2021-2022. ngay từ tháng 2-2022, tại các địa phương vùng giữa (gồm thành phố cần thơ, các tỉnh tiền giang, long an, kiên giang, hậu giang, ðồng tháp, vĩnh long và vùng được kiểm soát mặn ở bạc liêu, sóc trăng, trà vinh, bến tre), mặn với nồng độ 4‰ (không dùng tưới cho cây ăn quả) có thể xâm nhập sâu 50-65km. vùng ven biển (các tỉnh long an, bến tre, trà vinh, sóc trăng, bạc liêu, cà mau và kiên giang) có thể mặn bất thường; hạn hán thiếu nước ngọt có thể xảy ra ở các vùng chưa có kiểm soát mặn triệt để; xâm nhập mặn vào sâu 50-60km.

Thực tế ghi nhận tại nhiều địa phương thời điểm sau tết nguyên đán nhâm dần 2022 cho thấy xâm nhập mặn đã và đang diễn ra. tại thành phố cần thơ, chị trương thu sương (nông dân ở xã thạnh an, huyện vĩnh thạnh) cho biết, hiện mực nước ngọt trên kênh rạch ở xã thạnh an đang xuống thấp, nguy cơ xâm nhập mặn rất cao. để khắc phục, nhiều hộ nông dân trong vùng đang khẩn trương nạo vét kênh mương nội đồng theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng để tranh thủ lấy nước ngọt dự trữ.

Còn tại tỉnh ven biển Bến Tre, kết quả quan trắc ngày 13-2-2022 của Đài khí tượng thủy văn tỉnh cho thấy, độ mặn 4‰ trên sông Cửa Đại đã xâm nhập đến xã Giao Hòa, huyện Châu Thành (cách cửa sông từ 41km). Ngày 15-2-2022, mặn tiếp tục xâm nhập sâu vào các cửa sông Cửa Đại, Cổ Chiên và Hàm Luông ở mức 50km đến gần 60km.

Phó giáo sư, tiến sĩ nguyễn nghĩa hùng, phó viện trưởng viện khoa học thủy lợi miền nam nhận định, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông cửu long diễn ra sớm, sâu, nước về ít ngay từ đầu mùa khô 2021-2022. các địa phương trong vùng cần chủ động chuẩn bị các giải pháp ứng phó, phòng, chống hạn mặn.

Triển khai nhiều giải pháp

Tại tỉnh Tiền Giang, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh cùng đơn vị thi công đã triển khai xây dựng đập thép tạm, ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành (huyện Châu Thành) với tổng kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào ngày 25-2, góp phần bảo vệ nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân 2 tỉnh Tiền Giang và Long An. Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương cũng đang triển khai nạo vét 26 tuyến kênh bị bồi lắng thuộc huyện Gò Công Đông, với mục tiêu bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho 11.650ha cây trồng trên địa bàn.

Còn tại tỉnh Bến Tre, tính đến đầu tháng 2-2022, tỉnh đã hoàn thành duy tu, sửa chữa 34/59 công trình, gia cố các vị trí sạt lở, bảo đảm ngăn triều cường và ngăn mặn; các công trình còn lại đang trong giai đoạn thực hiện. Những công trình này được đưa vào sử dụng giúp người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh tranh thủ trữ nước vào hệ thống kênh, mương nội đồng, hồ chứa. Ở thành phố Cần Thơ, Ban Quản lý Dự án ODA thành phố đã tập trung thực hiện các hạng mục ưu tiên của Dự án 3 có tổng mức đầu tư lên đến hơn 7.343 tỷ đồng, tăng cường khả năng thích ứng của đô thị trước sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp…

Đáng mừng là năm nay, hàng chục nghìn hộ nông dân ở các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã chủ động được nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt, do cống Cái Lớn, Cái Bé đã đi vào vận hành giai đoạn 1, ngăn mặn từ biển Tây để trữ ngọt cho một vùng rộng 384.120ha, trong đó có 346.241ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đơn cử, tại Cà Mau, 120.000ha đất được cung cấp nước ngọt nhiều hơn, kéo dài thời gian canh tác. Còn tại Kiên Giang, tỉnh không phải đắp các đập tạm ngăn mặn trữ ngọt ven sông Cái Bé, tiết kiệm hàng tỷ đồng...

Dự báo đỉnh điểm hạn mặn tại đồng bằng sông cửu long trong mùa khô 2021-2022 sẽ diễn ra vào tháng 3 và 4-2022. tổng cục thủy lợi (bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) khuyến cáo các địa phương trong vùng cần bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp, đẩy nhanh tiến độ xuống giống sớm vụ đông xuân 2021-2022 ở các vùng ven biển nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn. đặc biệt, các địa phương cần ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn… để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1024820/dong-bang-song-cuu-long-chu-dong-ung-pho-xam-nhap-man)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,4 đến 0,7 m, chỉ ở mức tương đương cùng kỳ năm 2015. Nước dòng sông Mê Kông không về, nước biển sẽ xâm lấn sâu và sớm hơn vào nội đồng. Liệu ĐBSCL có phải đối diện với trận mặn lịch sử cách đây 4 năm về trước?
  • Thành công từ 3 ca phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trong cùng ngày với tổn thương nặng và phối hợp cho thấy sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn của BVĐK TW Cần Thơ.
  • Từ năm 2014, được chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật tim, Khoa Gây mê hồi sức BVĐK TW Cần Thơ đã được hướng dẫn tận tình từ khâu thăm khám, chuẩn đoán, phẫu thuật, hồi sức và tiên lượng sau mổ.
  • Bộ GDĐT cho biết, khu vực ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố lâu nay vẫn được coi là “vùng trũng” về giáo dục và đào tạo. Hầu hết các chỉ tiêu về giáo dục của vùng đều thấp hơn chỉ tiêu chung của cả nước và các khu vực khác. Hiện vùng này vẫn thiếu 16.778 giáo viên mầm non, phổ thông.
  • Mới đây, đến huyện Bình Tân, Vĩnh Long, “vương quốc khoai lang tím”, biết được những câu chuyện hay về người dân trồng và cây Thuốc Nam để chữa bệnh và được “chiêm ngưỡng” kho Thuốc Tân Lược, nơi dự trữ hàng trăm tấn Thuốc Nam mỗi năm, cho nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cùng với bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Điều tra của Bộ Y tế cho thấy, chi phí cho một bệnh nhân sốt xuất huyết dengue dao động từ 40,7 USD đến 122,5 USD, tương đương từ 900.000 đến 2.700.000 đồng tùy theo độ nặng và tuổi của người bệnh.
  • Tôi lớn lên ở vùng sông nước, xung quanh nơi tôi ở thường có người mắc sốt xuất huyết (SXH). Tôi nghe nói có một vài loại Thuốc không được dùng cho người bệnh SXH. Vậy đó là những Thuốc nào, mong quý báo chỉ dẫn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY