Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Mặn đến sớm và diễn biến phức tạp

Những ngày qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,4 đến 0,7 m, chỉ ở mức tương đương cùng kỳ năm 2015. Nước dòng sông Mê Kông không về, nước biển sẽ xâm lấn sâu và sớm hơn vào nội đồng. Liệu ĐBSCL có phải đối diện với trận mặn lịch sử cách đây 4 năm về trước?

Cống ngăn mặn ở Hậu Giang.

Đợt hạn mặn 2015–2016 có tái diễn?

Theo nhận định của ông Nguyễn Trường Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT: Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô 2019–2020 tại vùng ĐBSCL sẽ diễn ra rất nghiêm trọng, mức độ tương đương năm 2015–2016. Hiện nay lượng mưa trên toàn bộ lưu vực ĐBSCL đang giảm rất mạnh, kéo theo nguồn nước cũng suy giảm theo. Ghi nhận thực tế tại một số điểm nóng về mặn ở khu vực ĐBSCL cho thấy mặn đã hiện hữu và đang lấn sâu với tốc độ nhanh vào các tỉnh trong vùng. Hiện ngành chức năng và người dân khu vực này đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó.

Ông nguyễn văn lợi - phó giám đốc phụ trách đài khí tượng thủy văn tỉnh vĩnh long - cho biết: những năm trước một số tỉnh như hậu giang, cần thơ, sóc trăng, bạc liêu, cà mau xuất hiện mặn, rồi mới tới tỉnh vĩnh long. thế nhưng năm nay, sau khi bến tre xuất hiện mặn, là tới vĩnh long. “theo quy luật, vĩnh long sẽ chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn sớm nhất từ tháng 2 đến tháng 5, cao điểm nhất là tháng 3 và tháng 4. nhưng quy luật này đã thay đổi khi mới đầu tháng 12 năm nay mặn đã tới rồi. chưa năm nào trong tháng 12 tại cống nàng âm, độ mặn cao tới 8,2‰, tại vàm vũng liêm cao 6,6‰ - ông lợi nói và cho biết thêm: hàng chục năm công tác trong ngành khí tượng thuỷ văn ở vĩnh long chưa năm nào mà mặn lại như vậy, tôi lo lắng liệu tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sắp tới có diễn ra gay gắt như năm 2016?”.

Ông lê văn phương - nông dân ở xã ngãi tứ, huyện tam bình, tỉnh vĩnh long - rất bất ngờ khi mặn xuất hiện ở địa phương. “thường thì sau tết nguyên đán mặn mới xuất hiện, nhưng rất ít, không hiểu sao năm nay mặn lại vậy. hổm rày địa phương và báo đài dự báo về tình hình hạn mặn sẽ ác liệt, nên nhiều hộ chúng tôi ở đây đã trữ nước trong vườn, để ứng phó với mặn. mong rằng đừng tái diễn như năm 2016”.

Theo cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, hướng xâm nhập mặn chủ yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Hiện UBND tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo cho các ngành chức năng xây dựng 3 phương án ứng phó với đợt hạn mặn từ nay kéo dài cho đến đầu năm 2020. Kịch bản ứng phó nặng nề nhất là hạn mặn sẽ gây nhiễm mặn, thiếu nước cho gần 100.000 ha hoa màu, lúa, cây ăn trái, cuộc sống của hàng chục nghìn hộ gia đình gặp khó khăn do thiếu nước ngọt.

Ở ĐBSCL muốn biết khi nào mặn xâm nhập thì đến Bến Tre. Bến Tre là địa phương đầu tiên xuất hiện mặn, cũng là địa phương chịu nhiều tác động từ mặn xâm nhập.

Ngành chức năng của Bến Tre đo được tại Vàm Cái Hàn, ấp Phú Hòa, xã Hưng Khánh Trung B của huyện Chợ Lách ngày 10/12, độ mặn cao nhất là 6,65‰, tuy nhiên sau đó có giảm vì mưa. Hiện độ mặn đang ở mức thấp 1,3‰. Do đo được mặn sớm và chủ động thông báo cho người dân, nên người dân đã chủ động, chuẩn bị trữ nước và có phương án ứng phó với hạn mặn nên chưa bị thiệt hại về cây ăn trái và hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán… Hiện UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên đo độ mặn, tổ chức các điểm đo độ mặn miễn phí cho người dân có nhu cầu, đồng thời xây dựng các khu vực trữ nước ngọt ở các xã, mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho các xã bị ảnh hưởng do mặn.

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh - nguyên Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ - cho biết: Chế độ thủy triều của sông Mê Kông năm nay rất đặc biệt. Cụ thể, cuối tháng 8, đầu tháng 9/2019, tại các trạm Kratie, Stung Treng (Campuchia), Pakse (Lào), mực nước đang ở mức thấp nhất lịch sử, nhưng đến giữa tháng 9, mực nước đã vượt lên mức cao nhất từng được ghi nhận, rồi nhanh chóng xuống thấp như trước đó. Ngoài ra, Biển Hồ - nơi đóng vai trò trữ nước - đang bị bồi lắng, lượng nước ít hơn trước, cùng với ĐBSLC bị sụt lún khiến nước từ Biển Hồ khi vào Việt Nam sẽ chảy thoát ra biển nhanh hơn, không giữ lâu được.

“Từ những yếu tố trên, nếu sang năm 2020 không có mưa trái mùa thì ĐBSCL sẽ đối mặt với một đợt hạn hán, xâm nhập mặn khá gay gắt. Có thể tương đương hoặc nặng nề hơn năm 2016” - ông Vinh nói

Chủ động ứng phó

Hiện các địa phương có nguy cơ xâm nhập mặn đã liên tục khuyến cáo người dân cần kiểm tra độ mặn trước khi tưới cho cây trồng, tìm mọi cách để trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, các địa phương cần thường xuyên cập nhật tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn và thông tin cho người dân được biết để kịp thời bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.

Ban chỉ huy pctt&tkcn tỉnh bến tre đã có công văn gửi nhiều đơn vị có liên quan yêu cầu khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó. bởi theo dự báo, tình hình xâm nhập mặn sẽ tiếp tục rất nghiêm trọng ở tỉnh này, dẫn đến khó khăn về nguồn nước ngọt ngay từ tháng 1/2020.

Hạn mặn khiến cho lúa ch*t năm 2016.

Để chuẩn bị các phương án xấu nhất có thể xảy ra như năm 2016, Bến Tre đã đề nghị ngành chức năng và người dân sử dụng tiết kiệm nước, thực hiện các giải pháp trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô tới. UBND các địa phương triển khai thực hiện ngay việc đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ đối với những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng. Đồng thời, kiểm tra, rà soát hệ thống bờ bao cục bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa, khắc phục ngay những vị trí không đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT - khuyến cáo: Nồng độ mặn dưới 0,5‰ thì mới được tưới cho cây trồng, cả cây lúa và cây ăn trái. Đối với vườn cây ăn trái, khi mặn vào trong các mương thì hết sức nguy hiểm và bà con nông dân cần cẩn trọng trước khi tưới cho cây trồng. Bởi vì nồng độ muối 0,5-1‰ thì khi nếm không biết, nhưng nó sẽ gây tác hại có thể gián tiếp, có thể trực tiếp đến cây trồng.

Giáo sư Trần Thục - Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam - cũng đưa ra cảnh báo cho vùng ĐBSCL nói riêng và Nam Bộ nói chung: Mùa khô năm 2019–2020, nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ; đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn có thể diễn ra rất sớm từ những tháng đầu năm 2020. Các địa phương ở ĐBSCL nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung cần sớm có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2019–2020”.

Hiện các địa phương trong vùng đã đề ra các biện pháp, phương án ứng phó kịp thời như đóng cống ngăn mặn khi triều cường cao, ngừng bơm nước cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt. Khi triều xuống, bơm nước vào vùng trữ ngọt để phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân, đồng thời chỉ đạo tất cả các địa phương phải trực chiến 24/24 giờ để có thông tin xâm nhập mặn mới nhất và liên tục gửi cảnh báo đến người dân thông qua tin nhắn trên điện thoại.

Mới đây Bộ NN&PTNT cũng đã khuyến cáo các địa phương vùng ĐBSCL tổ chức xuống giống sớm vụ Đông Xuân để né hạn, mặn, đồng thời cũng có những chỉ đạo cụ thể cho các vụ mùa tiếp theo, đặc biệt là tích trữ nước trong hệ thống kênh rạch, ở các hộ gia đình. Cùng với đó, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi phải chủ động trong vận hành để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra…

Quốc Trung

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/moi-truong/man-den-som-va-dien-bien-phuc-tap-tintuc455283)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY