Bạn nên biết hôm nay

Cách bổ sung chất xơ cho bé khi thiếu rau xanh do giãn cách

Bình thường, tôi cho bé ăn dặm với cháo kèm rau củ xay nhuyễn nhưng giờ ở khu phong tỏa không đủ các loại rau xanh (Thanh An, TP HCM).

Vậy gia đình có thể bỏ rau xanh trong chế độ ăn dặm của bé? hoặc mẹ có thể thay thế rau xanh bằng những thực phẩm nào cũng có thể bổ sung chất xơ? cân bằng dinh dưỡng cho gia đình thế nào khi thiếu một số thực phẩm?

Trả lời:

Để bữa ăn đủ dinh dưỡng, thực phẩm cần phải có đủ chất cung cấp năng lượng: bột đường, chất béo, chất đạm, ngoài ra có thêm vitamin, khoáng chất, chất xơ... Trước đây, trong khẩu phần ăn của bé, chất xơ không được mẹ chú ý nhiều dù có vai trò rất quan trọng, giúp tiêu hóa tốt.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người lớn cần ăn 400 gram rau xanh mỗi ngày, trẻ em thì 10-20 gram rau xanh trong một bữa. Rau xanh là thực phẩm quan trọng cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể.

Hiện, gia đình trong khu phong tỏa, khó khăn trong việc mua rau xanh. Trong trường hợp mẹ không có rau thì có thể sử dụng thực phẩm chứa chất xơ trong nhà để chế biến đồ ăn cho bé. Ví dụ gia đình có rau cải, rau muống thì người lớn có thể ăn cả cọng, để phần lá cho trẻ.

Rau củ là thực phẩm quan trọng cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ cho cơ thể. Ảnh: WLC

Ngoài ra, cha mẹ có thể thay rau xanh bằng các loại củ có thể bảo quản được lâu hơn như cà rốt, bí ngô, bí đao. Nếu chính quyền địa phương hỗ trợ thực phẩm, gia đình nên ưu tiên dành cho bé. Thêm một cách nữa là mẹ có thể tự tạo rau xanh như làm giá đỗ. Thực tế, trong quá trình thăm khám, nhiều bà mẹ cho biết sợ rau có Thu*c sâu, chất bảo quản vì vậy nhờ bác sĩ hướng dẫn mẹ cách làm giá đỗ.

Ngoài rau, củ, quả, trẻ cần bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm cung cấp đạm, cá, tôm, thịt, trứng. Trong thời gian giãn cách, việc cung cấp thực phẩm tươi sống như cá, tôm trở nên khó khăn. Để khắc phục điều này, mẹ có thể bảo quản bằng cách cấp đông, mỗi tuần đi mua thực phẩm khoảng 2 lần.

Bên cạnh tôm, cá, thịt thì trứng là thực phẩm rất tốt cho trẻ, có thể chế biến đa dạng, dễ bảo quản. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ chú ý bổ sung chất béo cho con từ dầu, mỡ.

Việc bảo quản thực phẩm được nhiều bà mẹ quan tâm như dinh dưỡng có bị mất, an toàn thực phẩm... Rau tươi để 1-3 ngày, lượng vitamin C sẽ bị mất khoảng 26%. Lúc này, mẹ dùng rau để cung cấp chất xơ, còn vitamin ta có thể bổ sung bằng các chế phẩm khác.

Nhiều gia đình luộc, chế biến thực phẩm để trữ thức ăn cho bé. Thực tế, việc luộc rau, hay chế biến sẵn giúp loại bỏ vi khuẩn nhưng lại làm phá vỡ cấu trúc tế bào thực phẩm, thất thoát các chất dinh dưỡng. Nếu để chung thực phẩm đã chế biến với thức ăn sống thì sẽ dễ tái nhiễm khuẩn. Lúc này khả năng sinh sôi vi khuẩn cao hơn. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý việc bảo quản thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm trong tủ đông sẽ kìm hãm sự phát triển vi khuẩn. Tuy nhiên, một số vi khuẩn vẫn tồn tại ở mức -20 độ C nhưng có thể bị tiệu diệt ở nhiệt độ cao (tức là sẽ ch*t khi đun sôi). Mẹ chỉ nên bảo quản thức ăn chế biến sẵn trong khoảng một tuần, để quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

PGS.TS.BS Cao Thị Thu HươngPhòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cach-bo-sung-chat-xo-cho-be-khi-thieu-rau-xanh-do-gian-cach-4359068.html)

Tin cùng nội dung

  • Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu.
  • Bạn có muốn bảo vệ con mình khỏi các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm và ho? Câu trả lời là “có” nếu mẹ chịu khó thêm tỏi vào các món ăn lúc chế biến cho trẻ.
  • Bé mới ăn dặm cần những món đơn giản, không làm bé bị dị ứng hay rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy, hãy thử những thực phẩm lý tưởng cho tuần đầu ăn dặm dưới đây.
  • Khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, nhiều bậc cha mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu rất băn khoăn và lo lắng về chế độ ăn của trẻ. Ăn thế nào để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự phát triển? Chế biến thế nào cho đúng cách?...
  • Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
  • Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
  • Khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú,
  • Ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng. Có nhiều trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân, phát triển không còn tốt như khi ở trong giai đoạn bú mẹ nữa.
  • Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY