Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguy hại khi thêm muối vào đồ ăn dặm của trẻ

Chế biến đồ ăn dặm có nên thêm muối, nước mắm không và sẽ có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của bé luôn là vấn đề gây tranh cãi cho các bậc cha mẹ.

Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến món ăn đậm đà và kích thích vị giác của con. nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm bởi nó sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho bé.

Trẻ sơ sinh ăn muối sẽ nguy hại đến thận và tim mạch, não bộ

Khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, thường là vào thời điểm 6 tháng tuổi, thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa lượng muối ăn vào. Việc trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp sau này.

Cơ thể trẻ là một bộ máy còn non nớt và thận lại là một trong những bộ phận mỏng manh nhất. Khi bị làm việc quá tải, thận sẽ rất dễ không lọc hết được lượng muối trẻ tiếp nhận vào. Từ đó, muối đọng lại trong máu tích tụ lâu dần sẽ gây tổn hại cơ thể và não bộ.

Việc thêm muối vào đồ ăn dặm không tốt cho dinh dưỡng của bé. Ảnh minh họa

Thực phẩm chế biến sẵn trẻ hay ăn đều chứa muối

Muối có tác dụng tạo vị ngon cho món ăn, bảo quản thức ăn được lâu và một số loại thực phẩm khi chế biến lại không thể thiếu muối. Do đó, khi sản xuất, các hãng thực phẩm cũng đã cho rất nhiều muối vào sản phẩm của mình. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chế biến sẵn mà trẻ hay ăn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh quy…

Lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ (không nhiều hơn 1gram một ngày cho đến 12 tháng tuổi). Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

Thức ăn nhạt có khiến trẻ chán ăn

Mẹ nếm thử thức ăn của bé sẽ cảm thấy “vô vị” bởi vị giác của chúng ta đã quen với việc phải có muối. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, vị giác của các con chỉ như “tờ giấy trắng” không hề biết rằng thức ăn sẽ “có thể” ngon hơn nếu có muối.

Mặt khác, thức ăn “không muối” không có nghĩa rằng chúng “không hương vị”. Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho bé như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ… để làm cho đồ ăn của bé ngon hơn.

Theo Nhung Cẩm/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/Dinh-duong-cho-be-nguy-hai-khi-them-muoi-vao-do-an-dam-d70710.html?fbclid=IwAR0vaiXIjFqOnDQYH9jRwsO03_U5vtWkyalxEc0RMP4jiTM8U_d3ki35pcM

Theo Nhung Cẩm/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguy-hai-khi-them-muoi-vao-do-an-dam-cua-tre/20211018112120307)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY