Chăm sóc tốt người bệnh Parkinson sẽ giúp họ sống khỏe và lâu hơn
Không chỉ gặp các rối loạn về vận động gây ra run rẩy, di chuyển chậm chạp, co cứng cơ khớp, mà người bệnh Parkinson còn phải đối mặt với các triệu chứng không thuộc vận động như táo bón, khó nuốt, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, ảo giác, khiến cả thể chất lẫn tinh thần đều bị ảnh hưởng nặng nề. Thế nhưng, nếu có một chế độ chăm sóc tốt, người bệnh có thể sống khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả vào thực đơn của người bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson nên được bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, cá vào thực đơn hàng ngày. Bởi đây là những thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất, omega - 3 có lợi cho hoạt động của hệ thần kinh, đồng thời cải thiện tâm trạng và trí nhớ.
Khi chế biến món ăn, bạn nên chọn những thức ăn dưới dạng mềm, lỏng như súp, canh hoặc cháo để người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu, dễ hấp thu hơn, giảm tình trạng nuốt nghẹn, sặc hoặc táo bón.
Các chuyên gia cho biết, tập luyện sẽ giúp cơ bắp linh hoạt hơn, làm giảm độ cứng ở cơ khớp, từ đó giúp người bệnh đi lại, cầm nắm đồ vật dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, tập thể dục thường xuyên còn giúp cơ thể giải phóng ra nhiều hormon vui vẻ endorphin. Đây là lý do khiến người bệnh Parkinson thường cảm thấy phấn chấn và ngủ ngon hơn sau khi tập luyện.
Tập luyện mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh Parkinson
Tuy nhiên, người bệnh Parkinson di chuyển rất chậm chạp và dễ bị té ngã, do đó, bạn hãy nhẫn nại hơn với họ và đặc biệt chú ý những điều sau:
- Để người bệnh bước từng bước một, không nên giục họ đi nhanh hay tỏ ra khó chịu nếu họ đi chậm. Bạn có thể đỡ, dìu hay sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để làm điểm tựa khiến họ yên tâm hơn.
- Khi cần xoay người lại, bạn nên hướng dẫn người bệnh đi thành đường cung tròn thay vì xoay người đột ngột.
- Bạn có thể đưa người thân đi dạo, tập luyện dưới ánh nắng sớm để tăng sự tổng hợp vitamin D, giúp xương chắc khỏe hơn.
Nhà cửa nên được sắp xếp gọn gàng để phòng nguy cơ té ngã cho người bệnh Parkinson
Nhà cửa nên được sắp xếp cho phù hợp khi ai đó trong gia đình bạn bị Parkinson. Các đồ vật dễ bị dịch chuyển, trơn trượt như bàn, ghế có bánh xe, thảm trơn không nên để trong nhà đặc biệt là những nơi người bệnh thường xuyên đi qua để đề phòng nguy cơ té ngã.
Phòng tắm, phòng ngủ, nhà bếp nên có tay vịn hoặc đồ vật cứng để bám. Sàn nhà nên tạo bề mặt nhám, lì để tránh trơn trượt, cầu thang cũng không nên quá cao khiến người bệnh khó bước qua.
Chăm sóc về thể chất cho người bệnh là cần thiết nhưng bên cạnh đó cần chăm sóc về tinh thần như dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện, động viên người bệnh. Đồng thời khuyến khích họ tham gia các hoạt động tập thể để tăng sự giao tiếp xã hội. Đây là “liều Thu*c” tự nhiên giúp người bệnh Parkinson vượt qua những trở ngại tâm lý, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Cùng với những điều đó, sử dụng thêm các thảo dược có chứa Thiên ma, Câu đằng cũng giúp cung cấp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh chống lại quá trình thoái hóa não bộ. Từ đó hỗ trợ người bệnh ngủ sâu giấc hơn, giảm tình trạng táo bón, giảm run tay, giảm co cứng và dần trả lại khả năng hoạt động bình thường khi bị Parkinson.
TPBVSK Vương Lão Kiện - thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay
- Hỗ trợ giúp làm giảm run chân tay, run khi cầm, nắm, đi đứng run rẩy, nói run run... ở người cao tuổi, trong bệnh và hội chứng parkinson, do tai biến mạch máu não, rối loạn thần kinh thực vật...
Chủ đề liên quan:
bệnh parkinson chăm sóc chăm sóc người bệnh kéo dài kéo dài tuổi thọ người bệnh Người bệnh Parkinson parkinson run chân tay tại nhà tuổi thọ vận động