Cách chữa vảy nến bằng dầu dừa giúp da được làm ẩm nhẹ nhàng, từ đó hạn chế tình trạng bong vảy hay túa máu gây đau rát. Dầu dừa cũng là dược liệu vô cùng an toàn, có tính kháng khuẩn tốt, hầu như không gây ra tác dụng phụ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng hằng ngày.
Triệu chứng của bệnh vảy nến là tình trạng da bị mẩn đỏ, dày sừng bong tróc thành từng mảng khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy. Tuy từng dạng vảy nến mà người bệnh còn bị xuất hiện mủ trên những vùng da bị tổn thương, da dần nứt nẻ chảy máu và ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.
Chữa vảy nến bằng dầu dừa là cách đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả tốt
Vì chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh nên hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị bệnh dứt điểm. Vảy nến thường xuyên tái phát gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và tinh thần người bệnh. Bệnh cạnh các loại thuốc làm giảm triệu chứng, dân gian cũng thường dùng dầu dừa để làm mềm ẩm da đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ bệnh quay trở lại. Vậy cách này có thực sự hiệu quả?
Dầu dừa là dược liệu vô cùng quen thuộc được dùng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da hay dùng để làm đẹp. Công dụng chính của dầu dừa là kháng khuẩn chống viêm đồng thời dưỡng ẩm cho da rất tốt. Có những tác dụng này chính là nhờ trong dược liệu có chứa những thành phần sau
Với những tác dụng trên, có thể thấy dùng dầu dừa chữa bệnh vảy nến thực sự đem lại nhiều tác dụng hữu ích. Tình trạng viêm nhiễm tróc vảy được kiểm soát từ đó giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Duy trì cách chữa vảy nến bằng dầu dừa đúng cách còn có thể hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại tối đa.
Không chỉ dùng được trên cơ thể mà dầu dừa còn có thể dùng an toàn trên da đầu để giải quyết tình trạng vảy nến tại đây. Thành phần axit lauric có trong dầu dừa sẽ giúp tóc mau mọc hơn, phục hồi nhưng hư tổn trên da đầu, mái tóc trước đó do vảy nến gây ra. Người bệnh sẽ không còn cảm thấy quá ngứa ngáy khó chịu, tình trạng bong tróc vảy gàu cũng được giảm nhanh chóng.
Một lý do khác khiến nhiều người chọn cách chữa vảy nến bằng dầu dừa vì độ an toàn cao, giá thành cũng không quá đắt đỏ và hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài. Hầu như không có bất cứ tác dụng phụ nào khi dùng dầu dừa nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ hay người lớn tuổi. Kiên trì sử dung dầu dừa trị bệnh thay vì các loại thuốc thực sự sẽ đem lại cho bạn nhiều tác dụng tốt về sức khỏe và tiền bạc.
Có rất nhiều các dùng dầu dừa để điều trị và phòng tránh bệnh vảy nến đơn giản nhưng có thể đem lại nhiều tác dụng tốt, các làm cũng rất đơn giản. Người bệnh có thể tham khảo những cách sau đây
Sử dụng dầu dừa nguyên chất là cách đơn giản nhất mà người bệnh có thể tham khảo. Bạn có thể dùng để bôi ngoài da, dùng để tắm hay dùng pha với nước uống hằng ngày để cơ thể nhanh chóng hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết trong điều trị bệnh vảy nến.
Bạn có thể dùng dầu dừa để ăn, tắm hay bôi ngoài da
Thực hiện như sau
Tuy nhiên chú ý người bệnh không nên dùng quá 3 thìa dầu dừa mỗi ngày, không nên chế biến dầu dừa trong nhiệt độ quá cao vì có thể làm mất chất. Nếu dùng dầu dừa nấu ăn thì nên giảm việc sử dụng các loại dầu thực vật hay chất béo khác.
Thay vì dùng các loại sữa tắm có độ PH cao làm kích ứng các dấu hiệu bệnh vảy nến, bạn nên dùng dầu dừa để tắm hằng ngày. Dầu dừa có tính kháng khuẩn cao sẽ vừa giúp làm sạch vừa giúp làm dịu da. Đặc biệt nên áp dụng cho trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần pha vài giọt dầu dừa với nước ấm để tắm rửa hay ngâm da bị vảy nến.
Tuy nhiên nếu tình trạng vảy nến đang khá trầm trọng trên da bạn nên xem xét vì có thể không đem lại tác dụng nhanh chóng nếu chỉ dùng riêng lẻ.
Bạn cũng nên dùng dầu dừa để gội đầu nếu có dấu hiệu vảy nến da đầu. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần làm ướt tóc và đầu với nước ấm, sau đó bôi dầu dừa lên da đầu và masage đầu nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc, có thể kết hợp thêm với chanh để tăng tác dụng. Chú ý làm ướt cả phần chân tóc và đuôi tóc với dầu dừa để giúp tóc khỏe mạnh, ngăn ngừa gãy rụng hay chẻ ngọn. Ủ tóc với dầu dừa trong khoảng 20 phút sau đó xả lại với nước sạch, không cần gội lại bằng dầu gội.
Với đặc tính kháng khuẩn kháng viêm mạnh bạn còn nên dùng dầu dừa để bôi ngoài da nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hay bong tróc. Dầu dừa sẽ giúp làm mềm da nhanh chóng khiến bạn không có cảm giác ngứa ngáy khó chịu đồng thời cũng không làm cho da bị bết rít nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Thực hiện như sau
Tinh dầu tràm cũng được dân gian dùng nhiều trong điều trị bệnh vảy nến vì có thể đem đến nhiều tác dụng tốt. Các thử nghiệm trên thực tế, sau khi bôi tinh dầu tràm trong 12 tuần có đến 80% số người được cải thiện bệnh, tình trạng viêm ngứa hay bong tróc da cũng được kiểm soát đáng kể. Khi được kết hợp với dầu dừa thì tác dụng của bài thuốc này cũng được tăng lên đáng kể.
Dầu dừa và dầu tràm sẽ mang đến tác dụng điều trị vảy nến tuyệt vời
Thực hiện như sau
Mật ong cũng là dược liệu quen thuộc có mặt trong rất nhiều các bài thuốc. Khi dùng để uống mật ong có vị ngọt, giúp cung cấp các vitamin và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Khi dùng ngoài da mật ong đem đến tác dụng chống viêm, làm mềm, làm ẩm da hiệu quả.
Các chất chống oxy hóa trong mật ong sẽ giúp ngừa ngừa các tác nhân gây bệnh từ bên trong đồng thời hỗ trợ làm lành nhanh chóng các tổn thương. Tình trạng da bong tróc, dày sừng được cải thiện, người bệnh cũng không cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khi dùng dầu dừa.
Cách thực hiện như sau
Các chị em cũng thường xuyên áp dụng lòng đỏ trứng gà trong làm đẹp vì dược liệu này có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho da. Hàm lượng các vitamin D, vitamin K, protein dồi dào trong vảy nến sẽ kích thích quá trình sản xuất collagen cho da nhanh chóng hơn để làm lành những tổn thương, bong tróc da tại đây. Da cũng được tăng độ đàn hồi và dưỡng ẩm cực kỳ hiệu quả.
Kiên trì sử dụng lòng đỏ trứng gà nếu bị vảy nến trên cổ, mặt còn giúp da đều màu và trắng sáng hơn, có tác dụng như một loại mặt nạ tự nhiên vô cùng an toàn. Khi kết hợp cùng với dầu dừa sẽ càng làm tăng các tác dụng dưỡng ẩm và chống viêm trên những vùng da tổn thương.
Thực hiện như sau
Nha đam không chỉ giúp cấp nước làm mềm da mà còn tăng khả năng chống viêm mạnh mẽ hơn. Nhờ đó làm xoa dịu những kích ứng ngứa ngáy trên da đáng kể cho vảy nến. Đồng thời nha đam còn giúp đẩy nhanh tiến độ làm lành các tổn thương trên da. Một số nghiên cứu còn cho thấy khả năng hydrat hóa da của nha đam nếu kiên trì sử dụng.
Dầu dừa và nha đam giúp dưỡng ẩm và làm dịu da bị ngứa ngáy
Kết hợp nha đam với dầu dừa sẽ mang đến những tác dụng vô cùng hưu ích cho người đang điều trị vảy nến và những người cần phòng bệnh hằng ngày.
Thực hiện như sau
Hoạt chất curcumin trong nghệ chính là thành phần quan trọng giúp làm lành nhanh chóng những tổn thương viêm nhiễm trên da để ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo xấu xí. Các thành phần dưỡng chất khác có trong nghệ cũng đem đến tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp ức chế những tác nhân gây bệnh quay trở lại và tái tạo da an toàn hơn.
Với nghệ dùng để kết hợp với dầu dừa trị vảy nến bạn có thể dùng cả dạng tinh bột nguyên chất hay dùng nghệ tươi. Tuy nhiên trong tinh nghệ thường có hàm lượng curucmin cao hơn đồng thời cũng dễ dùng hơn nên bạn hãy ưu tiên sử dụng dược liệu này để tiết kiệm thời gian thực hiện.
Cách làm như sau
Nhắc đến khả năng kháng khuẩn chống viêm, an toàn cho cơ thể và cho da chắc chắn không thể thiếu tỏi. Thành phần allicin có trong tỏi dược đập dập được coi như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh. Khi được kết hợp với tinh dầu dừa, các tác dụng này sẽ càng được tăng mạnh để ngăn ngừa những tác nhân tấn công làm vảy nến trầm trọng hơn.
Sự kết hợp giữa dầu dừa và tỏi giúp kháng khuẩn chống viêm ngăn ngừa bệnh tái phát
Cách làm như sau
Việc dùng dầu dừa trong điều trị bệnh vảy nến chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ mới khới phát hoặc tình trạng bệnh nhẹ. Trong những trường hợp bệnh nặng hơn người bệnh vẫn có thể sử dụng nhưng không mang lại tác dụng đáng kể, nhất là với những trường hợp vảy nến trên toàn thân.
Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn hơn cho người bệnh bạn cần chú ý những vấn đề sau
Trên đây là những cách chữa vảy nến bằng dầu dừa cho hiệu quả tốt mà người bệnh có thể tham khảo. Nếu sau một thời gian sử dụng mà không thấy có kết quả cải thiện tốt, người bệnh nên tạm dừng các cách này và liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời, tránh những biến chứng khác có thể xuất hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Chủ đề liên quan: