Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách chuẩn bị mâm cúng và bài văn khấn rằm Trung thu

Theo phong tục dân gian, ngày Tết Trung thu – tức rằm tháng 8 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để dâng lên thần linh, gia tiên với mục đích cầu bình an, sức khỏe, may mắn, tài lộc cho các thành viên trong nhà.

Tết Trung Thu hằng năm của người dân Việt Nam được diễn ra vào đúng ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ngoài việc tổ chức những hoạt động có tính vui chơi tập thể; như rước đèn, ngắm trăng và phá cỗ thì việc bày thành mâm cỗ để cúng Rằm – một phần vô cùng quan trọng không thể thiếu.

Mâm cỗ cúng ngày rằm trung thu tháng 8 đã được các gia đình việt nam vô cùngchú trọng. vào ngày này người dân thường cố gắng sắm sửa mâm cỗ sao cho cho tươm tất nhất; nhằm thể hiện được thành ý của thế hệ các con cháu; luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên của mình.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8

Mâm lễ cúng rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ ngày tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm.

Thứ đầu tiên không thể thiếu trên mâm cỗ cúng trung thu truyền thống là hương, hoa, đèn, nến, xôi, gà, gạo muối.

Lễ vật thứ 2 cần có là các loại bánh trung thu (bánh dẻo, bánh nướng), có thể dâng cả bánh cốm.

Lễ vật thứ 3 là mâm ngũ quả gồm một nải chuối chín vàng, hồng đỏ với ý nghĩa cầu mong cuộc sống no đủ; quả na tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở; quả bưởi tượng trưng cho những điều tốt lành; quả lựu trượng trưng cho may mắn. Mâm ngũ quả nên có xanh có chín vì người xưa quan niệm quả xanh mang tính âm, trái chín mang tính dương. 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm cỗ trông trăng còn cần chuẩn bị một ít vàng mã và các loại đồ chơi truyền thống như đèn ông sao…

Theo phong tục truyền thống, mâm cỗ trung thu còn có 3 ông tiến sĩ giấy với ý nghĩa cầu mong con cháu trong nhà học hành tấn tới, đỗ đạt. tuy nhiên, hiện nay không nhiều nhà sử dụng vật phẩm này. mâm cỗ cúng trung thu cũng được tối giản nhiều vừa đảm bảo duy trì được phong tục truyền thống tốt đẹp vừa tiết kiệm, tiện dụng phù hợp với cuộc sống hiện đại. một mâm cỗ trung thu được sắm sửa cụ thể ra sao còn tùy thuộc vào truyền thống; cũng như phong tục của từng địa phương, mang theo những nét đặc trưng về văn hóa riêng.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Cách cúng rằm Trung thu

Tùy theo phong tục địa phương mà có thể làm mâm cỗ cúng trung thu ngoài trời và có nhiều nơi, gia đình còn làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày trung thu. sau khi chuẩn bị lễ cúng xong đặt mâm cúng trên bàn hoặc trên chiếu ở ngoài trời, nếu có mâm cúng gia tiên tết trung thu càng tốt và thành tâm khấn lễ.

Cách cúng tết trung thu rằm tháng 8 sẽ cần lên hương thắp ở ban thờ, hoặc nếu cúng ngoài trời thì phải chuẩn bị các vật cắm hương. bài khấn cúng lễ rằm trung thu không quá cầu kỳ, phức tạp bởi đây là lễ đoàn viên, tạ ơn nên thường chuẩn bị mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo cúng ngoài trời, ngoài ra gia chủ có gì thì cúng thêm thứ đó không bắt buộc.

Nếu làm mâm cỗ với lễ mặn thì ưu tiên thịt gà và lợn, tránh sử dụng thịt chó, mèo… tết trung thu hay ngày rằm tháng 8 năm nay đang đến gần bởi vậy để có một ngày trung thu ý nghĩa, một mùa tết đoàn viên sum vầy hãy đừng quên lên kế hoạch chuẩn bị ngày lễ từ mâm lễ cúng tới kế hoạch vui chơi, thăm hỏi, đoàn tụ người thân.

Bài văn khấn cúng rằm trung thu tháng 8

Dưới đây là bài cúng theo văn khấn cổ truyền việt nam - nxb văn hóa thông tin:

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày rằm tháng 8 gặptiết trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/doi-song/cach-chuan-bi-mam-cung-va-bai-van-khan-ram-trung-thu-day-du-nhat-58116.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-chuan-bi-mam-cung-va-bai-van-khan-ram-trung-thu/20210918081224312)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY