Bạn nên biết hôm nay

Cách dùng đúng Thuốc xịt muỗi

Để phòng chống dịch sốt xuất huyết, tôi phải mua Thuốc xịt chống muỗi cho con nhỏ 8 tháng tuổi và cả nhà tôi dùng.
Nhưng tôi băn khoăn vì chưa biết tác dụng phụ của Thuốc xịt chống muỗi có nguy hại không? Mong được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Lê Vân (Hà Nội)

Việc dùng các sản phẩm chống muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết cho mỗi cá nhân trong gia đình là việc làm cần thiết. Sau mỗi lần bôi, sản phẩm chống muỗi có thể bảo vệ da khỏi muỗi và côn trùng đốt trong một thời gian nhất định.

Trên thị trường có nhiều sản phẩm chống muỗi từ dạng kem, gel, dung dịch bôi Thuốc nước, Thuốc xịt... đều có chung một thành phần chính là Thuốc DEET (một loại Thuốc chống côn trùng tốt nhất), với tỷ lệ thấp nhất là 15% cùng một số tá dược. Tuy nhiên, dù tỷ lệ thấp nhưng hóa chất DEET không phải là vô hại và người sử dụng cần tuân thủ các hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả sử dụng của sản phẩm. Các tác dụng phụ khi sử dụng Thuốc xịt chống muỗi có thể xảy ra gồm:

Gây tổn hại đường hô hấp: Khi dùng những loại bình xịt chống muỗi cho vùng mặt và cổ, Thuốc xịt có thể lẫn vào không khí và dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp và gây hại.

Mắc viêm da do dị ứng: Những trường hợp có bệnh viêm da cơ địa (cả trẻ em và người lớn), có làn da rất mẫn cảm nên cẩn trọng khi dùng Thuốc xịt chống muỗi. Không ít trường hợp gặp các phản ứng trên da như: da đỏ lên, rát, bong vảy, sưng nề, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ. Điều này hoàn toàn có thể dẫn đến viêm da dị ứng, nhiễm trùng, sưng tấy...

Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất: Khi các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước... tiếp xúc với các loại Thuốc chống muỗi (trong đó có Thuốc xịt), cơ thể có nguy cơ bị phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này. Các báo cáo về triệu chứng phổ biến của việc nhiễm độc DEET ở trẻ em là hôn mê, đau đầu, run, mất kiểm soát, động kinh và co giật. Hầu hết các trường hợp nhiễm độc do tiếp xúc với DEET được báo cáo đều liên quan trẻ em dưới 8 tuổi.

Do vậy, để việc dùng Thuốc chống muỗi hiệu quả và an toàn, mọi người cần dùng Thuốc đúng phương pháp: Nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho các vùng da khác. Không xịt trực tiếp Thuốc lên người, nên xịt ra tay và xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt. Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở. Trường hợp bị tác dụng phụ thì nên rửa sạch lượng Thuốc còn lại trên da dưới nước sạch, từ từ sẽ hết các phản ứng không mong muốn. Trường hợp bị tác dụng phụ với biểu hiện nặng thì cần đi khám bệnh ngay.

DS. Thanh Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cach-dung-dung-thuoc-xit-muoi-n135824.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY