Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Cách dùng kem chống nắng đúng chuẩn tránh mắc bệnh về da

Kem chống nắng là vật bất ly thân của rất nhiều người trong mùa hè nắng nóng chói chang như hiện nay. Tuy nhiên, việc dùng kem chống nắng như thế nào để đạt hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Và với trẻ nhỏ, liệu có cần dùng kem chống nắng hay không, liều lượng thế nào? BS. Hoàng Văn Tâm, BV Da liễu Trung ương sẽ có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Bên cạnh lợi ích, những tác hại của ánh nắng với sức khỏe làn da từ lâu đã được các chuyên gia y tế cảnh báo. Trong ánh nắng chứa rất nhiều tia cực tím (UVA, UVB), còn gọi là tia tử ngoại khiến da bị tổn thương và dẫn đến ung thư da. Các tia cực tím của ánh nắng cũng gậy tổn thương da và đẩy nhanh tốc độ lão hóa và tăng sắc tố tối màu trên da, dẫn tới sạm da, nếp nhăn, khô da, nám da và tàn nhang trên da...

Do đó, việc dùng kem chống nắng là biện pháp tốt để ngăn chặn tác hại của ánh nắng mặt trời. BS. Hoàng Văn Tâm, BV Da liễu Trung ương cho biết, kem chống nắng hiện nay được dùng rất phổ biến, nhưng vẫn có những sai lầm khiến làn da chị em không được bảo vệ đúng cách. Người dân cần thực hiện cách sử dụng kem chống nắng đúng cách như sau:

2-3 tiếng cần bôi kem chống nắng 1 lần

Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bôi kem chống nắng một lần vào buổi sáng là có thể chống nắng cho cả ngày. Tuy nhiên theo BS. Tâm đây là quan niệm sai lầm phổ biến của chị em hiện nay. Trong khi đó, khuyến cáo chuẩn nhất là cứ 2 – 3 tiếng, chị em cần phải bôi lại kem chống nắng một lần.

"Theo lý thuyết, 1 SPF bảo vệ da khỏi tia cực tím trong trong 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ được da trong 150 phút (2, 5 giờ đồng hồ), SPF 50 là 500 phút. Tuy nhiên điều này chỉ để ước tính cơ bản nhất, thời gian bảo vệ của kem chống nắng còn phụ thuộc loại da, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng... Chính vì vậy, cứ 2 – 3 tiếng bạn cần bôi lại kem chống nắng một lần để có tác dụng bảo vệ tốt nhất"- BS. Tâm phân tích.

Bôi đủ liều lượng, khoảng 2mg/cm2

Việc bôi kem chống nắng không đủ liều cũng là sai lầm thường gặp. Theo BS. Tâm, dùng kem chống nắng phải dùng đủ liều, đúng với tuýp da. Nhiều chị em bôi kem chống nắng không đủ liều, lớp quá mỏng nên tác dụng giảm đi rất nhiều.

"Với một người cao 1,63m, nặng 68kg, bôi kem chống nắng toàn thân cần khoảng 30g một lần, còn với vùng mặt cần từ 1/4 – 1/3 thìa cà phê kem chống nắng. Nếu chỉ bôi được 1/2 hoặc 1/4 lượng cần thiết thì tác dụng chống nắng giảm đi rất nhiều. Ví dụ nếu chỉ dùng được 1/2 lượng cần thiết của kem chống nắng SPF 30 thì SPF giảm tới 5 – 6 lần.

Vì vậy, để chống nắng hiệu quả, bôi đủ lượng kem là vô cùng quan trọng để đạt được tác dụng tối ưu. Lượng kem chống nắng đủ theo FDA khuyến cáo là: 2mg/cm2"- BS. Tâm tư vấn.

Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút

Nhiều người coi kem chống nắng như một lớp trang điểm ngoài cùng, nên sau khi mặc đồ, sử dụng mỹ phẩm, kem chống nắng xong là tức tốc ra ngoài. Trong khi đó, thường phải bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút kem mới mang lại tác dụng. Và hãy luôn nghi nhớ cứ 2 – 3 tiếng bạn cần phải bôi lại kem chống nắng một lần, kể của khi bạn dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao.

Vì nhiều người cho rằng, chỉ số chống nắng càng cao, chống nắng càng tốt nhưng đây chỉ là 1 phần. Thực tế, kem chống nắng SPF 30 có thể bảo vệ được 97%, thì SPF 50 hiệu quả bảo vệ tăng lên 98%. “Chỉ số SPF không khác nhau hiệu quả chống nắng, mà khác thời gian bảo vệ chống nắng” - BS Tâm nói.

Bôi kem chống nắng cả khi ở trong nhà

Theo BS. Tâm, kể cả trời nhiều mây, hoặc khi ở trong nhà, tia UV vẫn làm hại da bạn. Vì thế, hãy dùng kem chống nắng hàng ngày, chứ không chỉ dành riêng cho ngày nắng. Bạn cũng cần chọn kem chống nắng phổ rộng chống được cả tia UVA và UVB, với chỉ số chống nắng SPF ít nhất từ 15 trở lên, đặc biệt với bệnh nhân có rám má, tàn nhang, nên từ 30 trở lên. Cũng cần chọn loại kem chống nắng phù hợp với tính chất làn da của bạn.

BS. Tâm cũng nhấn mạnh thêm, không một loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ 100% khỏi tia cực tím gây hại. Vì thế, ngoài kem chống nắng, bạn hãy mặc quần áo dài che nắng, đội mũ rộng vành, dùng kính chống nắng và hạn chế ra ngoài nắng vào giờ cao điểm của tia cực tím (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).

Trẻ em có cần dùng kem chống nắng?Theo BS. Hoàng Văn Tâm, nhiều người băn khoăn không biết nên chọn kem chống nắng cho trẻ như thế nào, bởi sợ da trẻ kích ứng. Vì thế, một số phụ huynh không cho trẻ dùng kem chống nắng khiến da trẻ đen nhẻm sau ngày hè. Tuy nhiên, đen da chỉ là cái nhìn thấy trước mắt, việc bị cháy nắng để lại nhiều nguy hại cho làn của trẻ.Trẻ em bị cháy nắng 1 lần nghiêm trọng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư da sau này. Vì thế, với trẻ trên 6 tháng tuổi, việc dùng kem chống nắng thực hiện như người lớn. Ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý chứa titanium dioxide và zinc oxide do ít gây kích ứng và không hấp thụ vào da.Đối với trẻ 6 tháng, ưu tiên các phương pháp tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Khi chọn kem chống nắng cho trẻ, nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, chống được cả UVB và UVA, SPF từ 15 trở lên và tốt nhất là từ 30 trở lên.Hãy ghi nhớ trẻ cần dùng kem chống nắng hàng ngày; Kể cả trời nhiều mây bởi vì 80% tia UV vẫn gây hại cho làn da. Cần chú ý cát, nước, băng tuyết gây phản xạ tia UV nên cần tăng nhu cầu sử dụng kem, đặc biệt hãy dùng kem chống nắng không bị trôi khi xuống nước để bảo vệ làn da trẻ.Đặc biệt, với những ngày hè đi biển, cha mẹ càng cần phải chú ý chống nắng cho trẻ. Hãy luôn ghi nhớ, bôi kem chống nắng 2 - 3 tiếng một lần, bôi đủ liều để trẻ được chống nắng tốt nhất. Không cho trẻ chạy nhảy, bơi lội vào thời điểm nắng gay gắt để phòng cháy da, cũng phòng các nguy cơ cảm nắng cho trẻ.Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cach-dung-kem-chong-nang-dung-chuan-tranh-mac-benh-ve-da-n143731.html)

Tin cùng nội dung

  • Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Chườm lạnh bắt cách đắp khăn hoặc đắp đá sau đó dùng Thu*c hạ sốt là những điều cơ bản cần thực hiện với người bị say nóng hoặc say nắng.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Theo y học cổ truyền, những người có da mặt sạm, nám đen thường mệt mỏi, uể oải, đầu nặng, buồn ngủ, lưng đau. Mạch trầm, sác. Nguyên nhân do thận âm hư rồi dẫn đến thận dương cũng hư. Thận thủy bị tướng hỏa phản khắc, ức chế, dần dần gây nám da. Dưới đây là một số bài Thu*c uống có thể giúp cải thiện, ngăn ngừa nám và sạm da.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
  • Ung thư da là dạng ung thư phổ biến nhất. May mắn là nó có thể được chữa khỏi nhiều nhất.
  • Oxybenzon là Thuốc được dùng để phòng cháy nắng và lão hóa sớm của da, làm giảm tỷ lệ mắc chứng dày sừng do nắng hoặc do quang hóa, và ung thư da.
  • Theo y học cổ truyền, những người có da mặt sạm, nám đen thường mệt mỏi, uể oải, đầu nặng, buồn ngủ, lưng đau. Nám và sạm da thường xuất hiện khi người phụ nữ bước vào độ tuổi 30. Tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng sạm da ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của chị em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY