Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Tìm hiểu bệnh Ung thư da

Ung thư da là dạng ung thư phổ biến nhất. May mắn là nó có thể được chữa khỏi nhiều nhất.
TỔNG QUAN

ung thư da là gì?

ung thư da là dạng ung thư phổ biến nhất. May mắn là nó có thể được chữa khỏi nhiều nhất. ung thư da thường được chia thành 2 dạng. Ung thư tế bào hắc tố hay melanoma ít phổ biến hơn, nhưng rất nghiêm trọng trong khi ung thư da không phải là melanoma (non-melanoma skin cancer) chiếm đa số và có thể điều trị được. Hầu như tất cả các loại ung thư da là kết quả của việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím thường có trong ánh sáng mặt trời và ánh sáng dùng trong các phòng tắm nắng.

Tại sao ánh nắng mặt trời có hại cho da?

Trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím A và tia cực tím B (tia UVA và UVB) gây tổn thương da. Điều này dẫn đến việc xuất hiện những nếp nhăn sớm, bị ung thư da cũng như các vấn đề về da khác.

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá thường xuyên, trong thời gian quá dài có thể dẫn đến ung thư da, ngay cả khi bạn không bị cháy nắng (rám da). Da rám nắng là biểu hiện cho việc cơ thể đang cố gắng tự bảo vệ mình khỏi những tia có hại từ mặt trời.

Phòng tắm nắng có an toàn hơn không?

Không. Các phòng tắm nắng sử dụng tia cực tím. Người quản lí các cơ sở này có thể cho rằng tia UVA mà họ sử dụng là vô hại, nhưng trên thực tế cả hai tia UVA và UVB đều gây tổn thương da. Trong khi tia UVA mất nhiều thời gian để làm tổn thương da hơn so với tia UVB, nó lại đi sâu vào da hơn tia UVB.

Ung thư tế bào hắc tố (melanoma) là gì?

Ung thư tế bào hắc tố hay melanoma là dạng ung thư da bắt nguồn từ các tế bào hắc tố (melanocyte) chuyên sản xuất ra melanin là chất chính yếu trong việc tạo nên màu da.
Cơ thể được cấu thành từ nhiều loại tế bào. Thông thường, các tế bào phát triển, phân chia và ch*t đi. Đôi khi, một số tế bào thay đổi tính chất (đột biến) và bắt đầu phát triển và phân chia nhanh hơn tế bào bình thường. Thay vì ch*t đi, những tế bào không bình thường này hợp lại với nhau để tạo thành các khối u. Nếu những khối u này là ác tính, chúng có thể xâm lấn và tiêu diệt các mô lành của cơ thể. Từ các khối u này, tế bào ung thư có thể di căn và hình thành các khối u mới ở những vùng khác của cơ thể. Ngược lại, những khối u lành tính thường không di căn.

Phần lớn các loại ung thư da khác không di căn, trong khi ung thư tế bào hắc tố có thể lan ra toàn bộ cơ thể. Nếu được phát hiện sớm, ung thư da có thể được chữa khỏi. Nếu phát hiện muộn, ung thư da có thể dẫn đến Tu vong.

TRIỆU CHỨNG

ung thư da thường xuất hiện nhiều nhất trên những vùng nào?

Hầu hết ung thư da xuất hiện trên các vùng cơ thể hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng bao gồm đầu, cổ, mặt, chóp tai, bàn tay, cánh tay, vai, lưng, ngực ở nam giới, lưng và cẳng chân ở phụ nữ.

ung thư da có biểu hiện như thế nào?

Điều quan trọng là phát hiện ung thư da càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất để làm điều này là thường xuyên theo dõi và quan sát da, đặc biệt là các nốt ruồi. Quy tắc ABCDE sau đây có thể giúp bạn nhớ những gì cần xem xét khi kiểm tra bất kỳ nốt ruồi nào trên da. Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

Dấu hiệu của ung thư da: Quy tắc ABCDE

A_Asymetry (Không cân đối)
Một nốt ruồi mà khi chia đôi thì một nửa của nó không giống với nửa còn lại.

B _Border (Đường viền)
Một nốt ruồi có các cạnh mờ, không rõ nét hoặc lởm chởm như răng cưa.

C_Color ( Màu sắc)
Sự thay đổi màu sắc của nốt ruồi bao gồm trở lên tối màu, mất màu, hay xuất hiện nhiều màu sắc như xanh, đỏ, trắng, hồng, tím hoặc xám.

D_Diameter (Đường kính)
Một nốt ruồi có đường kính lớn hơn 6mm (kích thước của cục tẩy bút chì).

E_Elevation (Độ lồi)
Một nốt ruồi lồi lên trên da và có bề mặt không đồng đều.

Ung thư tế bào hắc tố thường xuất hiện ở vùng nào?

Ung thư tế bào hắc tố có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ở đàn ông, chúng thường hay gặp nhất ở ngực, bụng hoặc lưng. Ở phụ nữ, chúng hay gặp nhất ở cẳng chân.

Ung thư tế bào hắc tố thường có biểu hiện như thế nào?

Một khối u ác tính có thể trông giống như một nốt ruồi, một cái bướu, hay một khối u trên da. Ung thư tế bào hắc tố thường không có vẻ ngoài xấu xí ở giai đoạn đầu.

Quy tắc ABCDE nói trên có thể giúp bạn nhớ những gì cần xem xét khi kiểm tra bất kì nốt ruồi nào trên da.

Các dấu hiệu khác bao gồm:

    Một nốt ruồi có chảy máu
Cũng nên lưu ý rằng nốt ruồi có thể phát triển trong những vùng bị che phủ như giữa các ngón chân, trên da đầu hoặc dưới móng tay. Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi ở nốt ruồi, hoặc sự xuất hiện một nốt ruồi mới không giống như những nốt khác, hãy đi khám bác sĩ ngay.

NGUYÊN NHÂN và YẾU TỐ NGUY CƠ

Các yếu tố nguy cơ của ung thư da là gì?

Một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị ung thư da:

    Có làn da trắng, mái tóc màu đỏ hoặc vàng
  • Có mắt màu sáng
  • Dễ bị cháy nắng (rám da)
  • Có nhiều nốt ruồi, tàn nhang hoặc vết bớt
  • Hay làm việc hoặc chơi ngoài trời
  • Hay ở ngoài trời khi còn nhỏ
  • Bị cháy nắng nặng
  • Đã bị ung thư da, hoặc có thành viên trong gia đình mắc ung thư da
  • Tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời hoặc đèn cực tím

Những người nào có khả năng mắc ung thư tế bào hắc tố?

Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tế bào hắc tố, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn. Nếu bạn trả lời "có" cho bất kỳ câu hỏi nào dưới đây, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bạn.

    Có ai trong gia đình bạn có nốt ruồi ung thư hoặc mắc ung thư tế bào hắc tố không?
  • Bạn có nhiều nốt ruồi với kích thước lớn hơn cục tẩy bút chì không?
  • Bạn có hơn 50 nốt ruồi không kể kích thước trên người không?
  • Bạn đã bao giờ bị cháy nắng gây phồng rộp da khi còn nhỏ không?
  • Da của bạn thường có thường xuyên bị cháy nắng nhưng không rám nắng không?
CHẨN ĐOÁN và XÉT NGHIỆM

Cách tốt nhất để tự kiểm tra da là gì?

Cách tốt nhất là sử dụng một tấm gương dài và một gương cầm tay để kiểm tra kỹ lưỡng làn da của bạn.

1. Trước tiên, bạn cần nắm rõ vị trí cũng như đặc điểm của các vết bớt, nốt ruồi hay mụn trên người. Kiểm tra xem chúng có thay đổi gì không, chẳng hạn như thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc có loét không lành.

2. Quan sát phía trước và phía sau cơ thể qua gương, sau đó giơ tay lên và nhìn vào bên trái và bên phải của cơ thể.

3. Uốn cong khuỷu tay và xem xét cẩn thận lòng bàn tay và cẳng tay, bao gồm cả mặt sau, và cánh tay.

4. Kiểm tra phía sau và phía trước chân.

5. Kiểm tra vùng mông và vùng Sinh d*c.

6. Ngồi và kiểm tra cẩn thận bàn chân, bao gồm cả mặt dưới bàn chân và khoảng giữa các ngón chân.

7. Quan sát mặt, cổ và da đầu. Bạn có thể dùng một chiếc lược hoặc máy sấy thổi tóc để nhìn rõ hơn.

Bằng cách tự kiểm tra thường xuyên, bạn sẽ nhận biết những gì là bình thường trên cơ thể. Nếu tìm thấy bất cứ bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ. ung thư da càng phát hiện sớm càng tốt.

Một nốt ruồi bình thường có biểu hiện như thế nào?

Một nốt ruồi bình thường thường rắn và có màu nâu, nâu sẫm hoặc màu thịt (hồng đỏ như thịt). Các cạnh của nốt ruồi được xác định rõ. Đường kính thường nhỏ hơn 6 mm và có hình tròn hoặc hình bầu dục. Nốt ruồi bằng phẳng hoặc có dạng vòm.

Làm sao để nhận biết nốt ruồi không bình thường?

Điều chính yếu là tìm kiếm và nhận ra sự thay đổi ở một nốt ruồi sẵn có hoặc sự xuất hiện của một nốt ruồi mới. Phần lớn nốt ruồi bình thường xuất hiện trước tuổi 30. Mọi nốt ruồi xuất hiện sau tuổi 30 nên được theo dõi cẩn thận và hãy báo cho bác sĩ về điều này.

PHÒNG CHỐNG

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư da?

Điều quan trọng là tránh ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng đèn cực tím. Nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bất kể thời gian dài hay ngắn, bạn nên mặc quần áo làm từ vải dệt dày để tia nắng không thể xuyên qua và tiếp cận với làn da của bạn, và ở trong bóng râm khi có thể. Hãy mặc áo dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ mặt, cổ, vai và cả đôi tai của bạn.

Hãy nhớ rằng những đám mây và nước sẽ không bảo vệ bạn. 60% đến 80% tia nắng mặt trời đi qua các đám mây và có thể tác động tới người bơi lội cách bề mặt nước tới 30 cm. Tia nắng mặt trời cũng có thể phản xạ trên nước, tuyết và cát trắng.

Các hướng dẫn giúp tránh tác hại của ánh nắng mặt trời

Hướng dẫn này gồm 4 phương pháp dưới đây để bảo vệ da và giảm nguy cơ ung thư da. Mỗi cách chỉ là một phần của chương trình phòng chống ung thư da. Để giảm nguy cơ tối đa, bạn phải tuân theo tất cả các hướng dẫn này.

1. Tránh ánh nắng mặt trời

Ánh sáng mặt trời gây tổn thương da. Ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh nhất trong thời gian giữa ngày, từ 10:00 đến 16:00 giờ. Trong những giờ này, mặt trời có thể gây tổn thương nhiều nhất. Cháy nắng và rám nắng là dấu hiệu cho thấy làn da của bạn đã bị tổn thương. Mức độ tổn thương mà mặt trời gây ra trên da càng nghiêm trọng, bạn sẽ càng dễ xuất hiện những nếp nhăn trên da, bị ung thư da và gặp các vấn đề về da khác.

2. Sử dụng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 15, kể cả vào những ngày nhiều mây. Chú ý hạn sử dụng vì một số thành phần trong kem chống nắng phân hủy theo thời gian. Sử dụng nhiều kem chống nắng và thoa cẩn thận. Bạn nên sử dụng kem chống nắng trên 30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dùng kem chống nắng đủ liều lượng ở tất cả các vùng cơ thể mà ánh nắng mặt trời có thể chiếu vào, bao gồm cả tai, sau cổ và cả vùng bị hói trên đỉnh đầu. Bôi thêm kem chống nắng sau mỗi giờ nếu bạn ra mồ hôi hay đang bơi lội. Nếu sử dụng kem chống nắng dạng xịt, hãy để bình xịt gần nơi muốn xịt vì nếu xịt từ khoảng cách quá xa, toàn vùng da có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ không được che phủ hết.

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng mình sẽ hoàn toàn an toàn vì đã dùng kem chống nắng. Kem chống nắng không thể bảo vệ bạn chống lại tia cực tím 100%.

3. Mang một chiếc mũ rộng vành, quần áo bảo hộ và kính mát

Nếu phải ra ngoài nắng, hãy che phủ làn da của bạn. Một chiếc mũ rộng vành sẽ giúp bảo vệ mặt, cổ và tai khỏi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một chiếc mũ có vành rộng khoảng 15 cm là tốt nhất. Mũ lưỡi trai không bảo vệ phía sau cổ hoặc chóp tai của bạn. Nên đeo kính râm để bảo vệ mắt. Hãy chọn kính mát chặn được cả tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB). Đeo kính mát dạng bao bọc được cho là có thể ngăn chặn ít nhất 99% tia UVA của ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Mặc quần áo bảo hộ, chẳng hạn như áo sơ mi dài tay và quần dài may bằng vải dệt dày. Với những bộ quần áo rộng rãi, bạn sẽ cảm thấy mát mẻ hơn. Bạn có thể hỏi thêm thông tin từ các công ty sản xuất quần áo chống nắng chuyên dụng.

Hãy nhớ rằng bạn, đặc biệt là bàn tay và cánh tay của bạn, thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi lái xe.

4. Đừng cố gắng để có được một làn da rám nắng

Không nên dùng các phòng tắm nắng hoặc đèn cực tím. Phòng tắm nắng và đèn cực tím làm tổn thương da giống như ánh sáng mặt trời.

Tôi cần phải làm những gì khác để tránh ung thư da?

Một số bác sĩ cho rằng sẽ là tốt hơn nếu bạn kiểm tra da hàng tháng. Hãy hỏi thêm bác sĩ của bạn về việc này. Nếu bác sĩ nghĩ rằng điều đó là cần thiết cho bạn, hãy kiểm tra định kỳ nếu có dấu hiệu ung thư da, ví dụ như nốt ruồi bất thường. ung thư da càng được phát hiện sớm thì càng có nhiều cơ hội được chữa khỏi. Nên chọn một ngày cố định để kiểm tra da hằng tháng. Chọn một ngày mà bạn dễ nhớ, ví dụ như ngày sinh nhật hoặc ngày trả tiền các hóa đơn. Cố gắng phát hiện bất kỳ thay đổi nào của nốt ruồi có sẵn hoặc sự xuất hiện của một nốt ruồi mới. Nốt ruồi xuất hiện sau 30 tuổi cần được theo dõi cẩn thận và hãy báo với bác sĩ của bạn về điều này.

Bị bỏng nắng khi còn nhỏ là rất nguy hiểm. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được ở ngoài trời dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên dùng kem chống nắng mỗi ngày.

Câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn

    Tôi có một nốt ruồi và kích thước của nó đang tăng lên. Nó có thể là ung thư da không?
  • Tôi đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất nhiều khi còn bé. Tôi có cần được kiểm tra ung thư da thường xuyên hay không?
  • Cha của tôi bị ung thư da. Liệu tôi cũng có nhiều khả năng bị bệnh này không?
  • Cách tốt nhất để bảo vệ con mình khỏi ánh nắng mặt trời là gì?
  • Tôi thích bơi. Nước có bảo vệ tôi khỏi ánh nắng mặt trời không?
  • Tôi bị ung thư da. Tôi sẽ được điều trị như thế nào?
  • Tôi có làn da sẫm màu. Liệu tôi vẫn có thể bị ung thư da?
  • Tôi nên quan sát những gì khi tự kiểm tra da mình?
Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/skin-cancer.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tim-hieu-benh-ung-thu-da-344.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh ung thư da ung thư ung thư da

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY