Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Cách dùng rau ngổ chữa ho không phải ai cũng biết

Cách dùng rau ngổ chữa ho đơn giản, an toàn mà bệnh nhân có thể áp dụng là dùng nó để nấu nước uống. Ngoài ra, có thể dùng nó xay thành sinh tố để sử dụng

ngoài việc uống Thu*c tây, bệnh nhân có thể dùng rau ngổ để chữa ho cho bản thân. tuy nhiên, chữa ho bằng rau ngổ như thế nào thì không phải ai cũng biết. trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng rau ngổ chữa ho được nhiều người áp dụng. 

I/ Công dụng của rau ngổ trong việc chữa ho

Rau ngổ hay còn gọi ngổ thơm, ngổ hương, thạch long vĩ, ngổ điếc là một loại cây thuộc họ mã đề, có tên khoa học là limnophila chinensis. tất cả các bộ phận của loại cây này đều có thể dùng được, cụ thể: lá non có thể dùng để nấu canh chua, ăn kèm cùng với phở hoặc dùng để ăn sống. ngoài việc được dùng làm thực phẩm, rau ngổ còn được dùng làm Thu*c bằng cách: rau ngổ sau khi được thu hái sẽ đem đi rửa sạch, thái nhỏ để dùng hoặc phơi khô để có thể bảo quản được lâu hơn.

Theo những ghi chép của đông y, ngổ là loại rau có vị thơm, cay, tính mát, hơi chát. nó có tác dụng chỉ khái, thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, chống sưng, trừ viêm, sát trùng đường ruột, giảm đau. ngoài ra, rau ngổ còn được dùng để chữa sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư, trị sỏi thận, viêm kết mạc, phong chấn, thủy đậu, trị ho…

Về thành phần hóa học, trong rau ngổ chủ yếu là nước (chiếm trên 90%), còn lại là các loại khoáng chất vi lượng và vi chất sinh tố, ít protein, tro, xơ… trong đó, hoạt chất được giới y học quan tâm là tinh dầu, chủ yếu là các chất như: aldehyd perilla, limonene, monoterpenoid cetone, cis-4-caranone. đồng thời, còn có các hoạt chất flavonoid, coumarine… chúng đều có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn.

Chính vì những lý do trên mà chúng ta có thể chữa ho bằng rau ngổ. để biết được cách dùng rau ngổ chữa ho như thế nào, hãy theo dõi tiếp các thông tin dưới đây.

II/ Cách dùng rau ngổ chữa ho được nhiều người sử dụng

Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà các bài Thu*c chữa ho bằng rau ngổ cũng được áp dụng theo những cách khác nhau. cụ thể để dùng rau ngổ trị ho, bệnh nhân có thể thực hiện theo những cách sau đây:

+ Cách 1: Cảm ho kèm theo sổ mũi 

Nếu bị ho do cảm, kèm theo sổ mũi, bệnh nhân có thể dùng rau ngổ chữa trị theo cách sau đây:

Chuẩn bị khoảng 20g cây tươi đem đi rửa sạch, cho vào nồi và sắc lấy nước để uống. Thực hiện bài Thu*c này mỗi ngày để nó mang đến hiệu quả tốt.

+ Cách 2: Chữa ho lâu ngày do viêm phế quản mạn tính

Trong trường hợp người bệnh bị ho do viêm phế quản mạn tính, hãy áp dụng cách dùng rau ngổ chữa ho như sau:

Lấy 50g rau ngổ rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi ép lấy nước. nếu không có máy xay sinh tố, có thể dùng chày giã nhuyễn. cho thêm ít hạt muối vào nước cốt rau ngổ vừa mới thu được và khuấy đều. dùng nước này để uống vào lúc mới thức dậy trước khi đánh răng súc miệng. kiên trì áp dụng liên tục khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy Thu*c phát huy tác dụng.

III/ Một số bài Thu*c chữa bệnh từ rau ngổ

Không chỉ chữa được bệnh ho mà rau ngổ còn có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. dưới đây là một số cách điều trị bệnh từ rau ngổ mà bạn nên tham khảo:

Chữa sỏi thận bằng rau ngổ

Loại rau này có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, lợi tiểu, tăng lọc cầu thận, giãn mạch máu. Vì thế nó có thể làm tăng lượng nước tiểu, giúp cho sỏi được tống ra ngoài một cách dễ dàng. Nếu muốn áp dụng cách điều trị này, bạn áp dụng như sau:

+ cách 1: lấy khoảng 50g rau ngổ tươi mang đi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước rồi cho thêm ít muối vào để uống. dùng 5 – 7 ngày, mỗi ngày uống từ 1 – 2 lần để mang đến tác dụng tốt. bệnh nhân có thể kết hợp với mã đề, râu ngô và cối xay để tăng thêm tác dụng chữa trị.

+ cách 2: ngoài cách 1, người bệnh cũng có thể sử dụng 50 – 100g rau ngổ tươi rửa sạch cho vào máy xay sinh tố để xay thành nước. có thể cho vào ấm rồi cho thêm 2 chén nước, đun sôi khoảng 20 phút để uống mỗi ngày. thực hiện khoảng 15 – 30 ngày sẽ mang lại tác dụng.

Dùng rau ngổ để chữa vết thương ngoài da gây mủ

Đem rau ngổ tươi rửa sạch, ngâm với nước muối chừng 10 phút rồi để ráo. sau đó mang đi giã nát rồi đắp lên vết thương. cứ kiên trì, vết thương sẽ mau chóng được chữa lành.

Chữa đái dầm từ cây rau ngổ 

Để trị đái dầm từ cây rau ngổ, bạn hãy thực hiện theo các cách sau đây:

    Chuẩn bị: 20g rau ngổ, 10g rễ cỏ tranh, 10g bút cỏ tháp, rượu trắng.
  • Cách làm: Các nguyên liệu trên đem đi rửa, thái nhỏ, phơi khô. Đổ thêm rượu trắng vào để tẩm sau đó dùng nó sao vàng. Sau đó cho vào ấm và sắc lên để nấu nước uống trong ngày. Cứ ngày nào thì nấu để uống hết ngày đó để bảo đảm an toàn. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy mang lại tác dụng tốt.

Trên đây là các bài Thu*c chữa ho bằng rau ngổ và một số bài Thu*c khác. các bạn có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân. tuy nhiên, bạn cần chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình để bài Thu*c mang đến tác dụng như mong muốn.

Thông tin thêm: Chữa ho bằng cỏ nhọ nồi cho bé có hiệu quả không?

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-dung-rau-ngo-chua-ho)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Theo Đông y, cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, long đờm, trị ho.
  • Dưới đây là những loại thực phẩm thông dụng nhất được dùng để chữa ho một cách đơn giản
  • Rau ngổ không chỉ làm gia vị mà còn có tác dụng trị sỏi thận hiệu quả trong dân gian.
  • Rau ngổ còn gọi là cây rau om, ngổ trâu, thường mọc hoang ở ruộng nước, vùng lầy, có tác dụng trị sỏi thận, rắn cắn, đầy hơi, sổ mũi...
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY