Bạn nên biết hôm nay

Cách giảm đau cơ sau tập luyện

Sau khi tập thể dục cường độ cao, cơn đau cơ xuất hiện dai dẳng nhiều ngày. Lúc này, cơ thể cần nghỉ ngơi và tập nhẹ nhàng để hồi phục.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, phòng Khoa học Y học thể thao, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Giám đốc Trung tâm Y học thể thao Starsmec, cho biết những người lần đầu tiên chơi thể thao hoặc tập thể dục ở cường độ lớn hơn mức bình thường sẽ xuất hiện tình trạng đau cơ, có người bị đau xương.

Nguyên nhân do cơ thể sản sinh ra acid lactic trong quá trình tập và trao đổi chất, acid này lắng đọng tại các thớ cơ và tổ chức. Ngoài ra, việc tập luyện hoặc chơi thể thao ở mức quá tải cũng gây đau cơ.

Theo bác sĩ Thủy, đây là hiện tượng bình thường của cơ thể. Để giảm đau và hồi phục các nhóm cơ, người tập có thể mát xa toàn thân, tập giãn cơ nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tập. Có thể chườm ấm để tăng cường lưu thông máu tới các cơ. Nếu quá đau nhức, có thể ngâm lạnh hồi phục, nhiệt độ trung bình từ 9-12 độ C.

Người tập không nên nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi bị đau cơ vì cơ thể sẽ trở về trạng thái cũ, tiếp tục bị đau khi tập luyện trở lại. Người tập nên lựa chọn các bài tập ưa khí, ví dụ đạp xe hoặc chạy bộ nhẹ nhàng, để chuyển hóa acid lactic thành năng lượng và nước, giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

Đối với người tập phát triển các nhóm cơ mới, cần tiếp tục tập luyện với cường độ nhẹ hơn để tạo thói quen và sức bền. Người tập luyện quá tải cần lắng nghe cơ thể để giảm cường độ và khối lượng tập luyện cho phù hợp.

Ngoài ra, để giảm tình trạng đau nhức và chấn thương trong khi tập luyện hoặc chơi thể thao, người tập cần học và rèn luyện kỹ thuật tốt. Chú ý khởi động thật kỹ lưỡng và phù hợp với buổi tập chính, việc này giúp giảm 30% chấn thương trong chơi thể thao. Trong quá trình tập, cần bổ sung năng lượng, nước, điện giải, vitamin và khoảng chất cho cơ thể.

Các bài tập và mục đích cho buổi tập cần được lên kế hoạch rõ ràng, cần có các buổi tập hồi phục sau khi tập luyện hoặc chơi thể thao ở cường độ cao, chú trọng vấn đề hồi phục cơ thể sau chấn thương. Mặc trang phục phù hợp với từng môn thể thao, hình thức tập luyện, môi trường tập luyện, đảm bảo thấm mồ hôi, thoáng mát.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cach-giam-dau-co-sau-tap-luyen-4102871.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Xoa bóp bấm huyệt làm trong giai đoạn có tê, đau, khó chịu, cứng khớp vùng cổ gáy có hiệu quả tốt
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY