Nhiều người thắc mắc, không hiểu nguyên nhân nào có thể dị ứng, thậm chí trẻ nhỏ cũng rất dễ mắc. Vậy chàm tai do đâu, làm thế nào để tình trạng này?
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của eczema hiện nay chưa được rõ. Nó có thể có liên quan đến các yếu tố như dị ứng, trạng thái tinh thần, rối loạn chức năng thần kinh - nội tiết, rối loạn chuyển hoá hoặc rối loạn chức năng tiêu hoá.
Trên lâm sàng, những bệnh nhi bị chàm đa phần là do cơ địa quá nhạy cảm. Số còn lại chưa xác định được dị nguyên gây chàm nhưng lại có vẻ liên quan đến stress tâm lý. Ở những bệnh nhân này, khi trạng thái tinh thần u uẩn, có biểu hiện lo âu, thiếu ngủ thì dường như bệnh lại tái phát hoặc bị nặng thêm. Trong trường hợp như vậy thì stress có thể đóng vai trò “châm ngòi” cho bệnh khởi phát.
Triệu chứng rắc rối nhất của chàm là ngứa ngáy khó chịu, làm cho bệnh nhi quấy khóc liên tục, không chịu ngủ.
Bệnh chàm (eczema) tai thường gặp ở trẻ em. Trên lâm sàng có thể chia thành 3 giai đoạn như sau: cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.
Eczema phần ngoài của tai thường thấy ở vành tai, ở ống tai ngoài và ở phần da chung quanh với hình thái tổn thương đa dạng. Bệnh này thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện chủ yếu của eczema là ngứa ngáy với các mảng sần da không đồng nhất và dễ tái phát. Ở giai đoạn đầu của bệnh, da tại chỗ ửng đỏ và xuất hiện nhiều mụn nước. Khi mụn nước vỡ ra để lại tổn thương loét trợt và rỉ dịch. Bề mặt tổn thương sẽ khô dần và tạo vảy. Sau đó, vùng da này sẽ dày lên và thô nhám. Qua một thời gian, tổn thương có thể biến mất và thường không để lại sẹo.
Muốn chữa dứt điểm thì trước tiên phải truy tìm bằng được “thủ phạm” gây ra bệnh. Đối với những trường hợp đã loại trừ các nguyên nhân mà vẫn không thấy thì nên loại trừ để tìm lại một lần nữa.
Việc cần làm đầu tiên là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Những thức ăn thanh đạm luôn được “tin dùng”. Không nên ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng như: hải sản, thịt bò, gà, thực phẩm lên men, sữa chua, nấm, bia, rượu, đồ hộp... Hạn chế tiếp xúc hóa chất (Thu*c tẩy, xà phòng...). Trong quá trình lao động, vận động, tập luyện, mồ hôi ẩm ướt cũng có thể khiến chàm xuất hiện.
Với trẻ nhỏ, nguyên nhân đầu tiên là sự thay đổi môi trường (nhiệt độ, khí hậu...) hoặc thức ăn. Hệ miễn dịch trẻ kém và da còn non nên dễ bị kích ứng chưa thích nghi với thế giới mới nên cơ thể có thể bị dị ứng và chàm vành tai là một biểu hiện thường gặp.
Vì vậy, cần đến chuyên khoa da liễu khám để điều trị, không để bệnh kéo dài gây ngứa ngáy, nhất là trẻ nhỏ sẽ khó chịu, cáu gắt, đồng thời tránh bệnh có thể tái phát.
Tùy vào tiến trình của bệnh, ta có 3 giai đoạn là cấp tính, bán cấp tính và mạn tính. Căn cứ vào sự tiết dịch tại chỗ, ta chia ra 3 thể là không tiết dịch, tiết dịch ít và tiết dịch nhiều.
Nguyên tắc là không nên dùng nước thường để rửa. Chàm tai cấp tính có biểu hiện là ngứa tai, da ở tai mẩn đỏ, mụn nước nhỏ nhiều và dày đặc. Sau đó, mụn sẽ vỡ ra, chảy dịch và kết vảy. Tổn thương có nguy cơ lan rộng theo mức độ và phạm vi lan chảy của dịch tiết. Chính vì vậy mà phải giữ cho tổn thương luôn được khô ráo. Nếu vì “bức bối” do thói quen vốn “sạch sẽ tới cùng” của mình mà cứ dùng nước để rửa thì sẽ vô tình làm cho bệnh lan rộng thêm và như thế sẽ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng, hình thành mụn mủ vỡ ra gây lở loét thậm tệ hơn.
Để làm sạch vùng tổn thương, người ta có thể sử dụng oxy già hoặc một số dung dịch Thu*c chuyên đặc trị eczema theo chỉ định của thầy Thu*c.
Tuyệt đối tránh sử dụng nước ấm nóng hoặc các dung dịch có tính kích thích để rửa tổn thương vì nó sẽ làm cho bệnh nặng thêm.
Triệu chứng rắc rối nhất của chàm là ngứa ngáy khó chịu, làm cho bệnh nhi quấy khóc liên tục, không chịu ngủ. Vì thế, việc khống chế triệu chứng ngứa là rất quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân.
Nếu đã xác định chàm là do phản ứng dị ứng và đã tìm được dị nguyên thì cố gắng tránh tiếp xúc với nó. Khi chưa tìm được tác nhân cụ thể thì cần phải xem xét các yếu tố về môi trường cư trú cho đến các vấn đề ăn uống cũng như các vật dụng và trang phục. Cần phải lưu ý đến những thứ làm bằng lông thú, những loại hoa cảnh, những thức ăn làm từ đồ biển hay trứng sữa...
Nếu sau khi đã làm sạch và đắp gạc Thu*c mà vẫn thấy “đứng ngồi không yên ngứa xuyên lục địa” thì nên bỏ gạc ra để cho bề mặt tổn thương se lại, khi bề mặt khô đi có thể sẽ hết ngứa. Muốn tổn thương khô nhanh có thể sấy nhẹ bằng máy sấy tóc nhưng phải hết sức cẩn thận, tránh làm bỏng da.
Dùng khăn lông sạch ngâm vào nước nóng, sau đó vắt thật khô, chà nhè nhẹ lên chỗ bệnh có thể làm bớt ngứa. Khi dùng phương pháp này cần phải chú ý đến thời gian chà áp và độ nóng của khăn sao cho thích hợp. Nếu khăn quá nóng và chườm quá lâu thì không những làm bệnh nặng thêm mà còn có thể gây bỏng. Cần phải lưu ý rằng phương pháp này chỉ làm bớt ngứa tạm thời chứ hoàn toàn không có tác dụng điều trị.
Ngoài ra, có thể bổ sung canxi và vitamin C cũng có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu, giảm tiết dịch tại chỗ và bớt ngứa.