Thân nha đam chứa một lượng nước lớn, giàu vitamin A, C, E, B1 cùng nhiều , khoáng chất như canxi, natri, kẽm, glycol-protein, polysaccharides. Nha đam có tác dụng chống được một số nguyên nhân gây ung thư, làm mát gan giải độc, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, loại thực vật này còn giúp tăng cường sức đề kháng và làm da mịn đẹp, khỏe mạnh và sáng hơn.
Theo y học cổ truyền, hạt é có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt. Có thể uống hạt é nhiều lần trong ngày, dùng thường xuyên không độc, làm thức uống giải khát để trừ các bệnh nhiệt trong mùa hè.
- Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ (chú ý gọt sạch vỏ để không bị đắng) rồi xắt hạt lựu. Ngâm nha đam với chút muối khoảng 10-15 phút rồi rửa lại nhiều lần với nước cho tới khi hết nhớt, để ráo.
- Nấu nước và cho đường phèn vào, vớt bỏ chỉ từ đường phèn thôi ra. Nấu tan đường rồi cho hạt é vào. Đợi nước sôi và hạt é nở hết, cho nha đam đã xắt nhỏ vào, khuấy đều tới khi nước sôi lại thì tắt bếp. Lưu ý không nên nấu lâu vì nha đam sẽ bị nhũn mất ngon.
Chủ đề liên quan:
cách nấu chè nha đam đường phèn cách nấu nha đam đường phèn giòn cách nấu nha đam đường phèn không bị đắng đường phèn giải nhiệt nha đam nha đam đường phèn có tốt không nha đam đường phèn để được bao lâu