Mắt hôm nay

Cách nào để chậm thoái hóa hoàng điểm?

Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, gần đây thấy mắt nhìn mờ rõ rệt nên đã đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt.
Xin hỏi, có cách gì có thể làm chậm được quá trình tiến triển của bệnh này không?         
 
Phạm Hòa Bình (Thái Nguyên)
Hoàng điểm (còn gọi là điểm vàng) là phần trung tâm của võng mạc, có vai trò nhìn chi tiết các vật. Thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi là tình trạng bệnh lý vùng hoàng điểm không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến rối loạn chức năng của các tế bào cảm thụ ánh sáng gây ra mờ mắt.  

Thoái hóa hoàng điểm thể hiện dưới 2 dạng: thoái hóa khô (dạng teo) và thoái hóa ướt (dạng xuất tiết). Bệnh biểu hiện bằng ba triệu chứng: mắt mờ, người bệnh nghĩ rằng kính đeo không còn phù hợp nữa; có một vùng mờ ở trung tâm hoặc nhìn không thấy hết các chữ của một từ; hình ảnh bị biến dạng. Để điều trị thoái hóa hoàng điểm, hiện nay có hai phương pháp chính là điều trị bằng laser và dùng Thu*c. Trong thư, bạn chưa nói rõ mẹ bạn đã được điều trị bằng phương pháp nào. Nếu đã được bác sĩ nhãn khoa khám và chỉ định biện pháp điều trị thì cần tuân thủ.
 
Tuy nhiên, có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thoái hóa hoàng điểm bằng cách: đeo kính râm chống tia cực tím để bảo vệ mắt tránh ánh sáng mặt trời; ngưng hút Thu*c lá do hút Thu*c lá làm suy yếu tuần hoàn của cơ thể, làm giảm chức năng của những mạch máu võng mạc; thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây và cá; dùng Thu*c cần thiết cho hoàng điểm, võng mạc như  Thu*c có chứa vitamin C, E, bêta-caroten, oxit kẽm, oxit đồng; tập thể dục điều đặn, tập thể dục sẽ giúp cải thiện toàn bộ sức khỏe của cơ thể trong đó có hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra, cần thông tin cho mọi người, đặc biệt là người thân những nguy cơ, cách phát hiện sớm, cách phòng ngừa bệnh.     
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-nao-de-cham-thoai-hoa-hoang-diem-n43719.html)

Tin cùng nội dung

  • Thoái hoá khớp là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp càng tăng.
  • Bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác thường xuất hiện sau tuổi 50 - 65. Bệnh xảy ra ở 20% những người trên 75 tuổi. Trong khoảng 50% trường hợp,
  • Thoái hóa khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
  • Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp (THK) là hay gặp nhất. Khi bị THK mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.
  • Bệnh thoái hóa khớp là một bệnh rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động ở người cao tuổi.
  • Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định...
  • Ngồi làm việc lâu bên máy tính, cúi nhiều, chỉ nhìn một hướng trong thời gian dài... là những thói quen xấu khiến chị em dễ bị thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra ở các bệnh nhân tuổi ngoài 40. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày.
  • Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy yếu thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.
  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY