Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình

Năm nay tôi 46 tuổi, tự nhiên sáng ngủ dậy tôi thấy chóng mặt, sa sẩm mặt mày, nhà cửa quay cuồng và buồn nôn.
Mọi người nói tôi bị rối loạn tiền đình. Xin hỏi nguyên nhân vì đâu? Bệnh nguy hiểm thế nào? Cách nào phòng ngừa?

Nguyễn Văn Thanh (nguyenthanh@gmail.com)

Rối loạn tiền đình là hội chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng biểu hiện chung thường thấy là chóng mặt, mất thăng bằng, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn nao, vã mồ hôi, cơ thể mệt mỏi... trong đó chóng mặt là triệu chứng hay gặp nhất. Có hai loại rối loạn tiền đình (RLTĐ): RLTĐ ngoại biên và RLTĐ trung ương. RLTĐ ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt...; RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ... Để phòng ngừa hội chứng RLTĐ cách tốt nhất là thường xuyên tập thể dục thể thao. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh tiếng ồn... Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt. Để xác định chính xác rối loạn tiền đình trung ương hay ngoại biên, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa thần kinh.

BS. Trần Kim Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cach-phong-ngua-roi-loan-tien-dinh-n145823.html)
Từ khóa: phòng ngừa

Chủ đề liên quan:

phòng ngừa

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chứng rối loại tiêu hóa (RLTH) dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Hầu hết RLTH có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm đúng mức.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Mãn kinh là một hiện tượng S*nh l* tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 50 - 55. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về tâm - S*nh l* có thể ảnh hưởng đến sức khỏe,
  • Tôi năm nay 50 tuổi, gần đây tôi thấy hay tê tay chân và đêm nằm hay bị chuột rút.
  • Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY