Ở da đầu cháu bị các vùng tổn thương tróc vẩy, hết lớp này xuất hiện lớp mới, chảy dịch rất khó chịu và ngứa.
Ở da đầu cháu bị các vùng tổn thương tróc vẩy, hết lớp này xuất hiện lớp mới, chảy dịch rất khó chịu và ngứa. Cháu đã khám bác sĩ nói bị nấm da đầu, cho Thu*c bôi và dầu để gội nhưng không khỏi. Xin hỏi bác sĩ vì sao bị nấm? Cháu phải làm gì? Bùi Thị Lành (builanh87@gmail.com) nấm da đầu là một dạng viêm nhiễm dưới chân tóc, do nấm là “thủ phạm” chính. Biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các vết loét, thành các mảng tròn rộng. Hay xuất hiện với những mảng màu trắng, đóng thành vẩy trên da đầu.
nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh.
nấm da đầu là nguyên nhân dẫn tới hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vẩy, loét và chảy mủ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu. Muốn biết chính xác có phải bị nấm đầu không bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được xét nghiệm vẩy nấm (bác sĩ sẽ cạo vẩy từ tổn thương cho vào trong dung dịch KOH 10% và soi dưới kính hiển vi thấy có các sợi nấm hoặc chẩn đoán chính xác được bằng nuôi cấy nấm.
nấm da đầu nếu không điều trị sớm, nấm sẽ lan rộng và tồn tại dai dẳng. Cách điều
nấm da đầu">trị
nấm da đầu không giống với các loại nấm trên da khác, do sự viêm nhiễm xảy ra dưới chân tóc, nên khi dùng các loại Thu*c bôi khó có thể “tiếp cận” với khu vực này. Khi đã bị mắc
nấm da đầu, hãy chia tóc thành từng phần riêng biệt để tránh sự lây lan. Có thể dùng kết hợp các loại dầu gội như Selsun, Exsel để hạn chế sự lây lan. Nên dùng loại dầu gội này tối thiểu 2 lần/ tuần. Luôn giữ tóc khô, sạch.Trường hợp của bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có hướng điều trị tích cực và dứt điểm, tránh bệnh tái phát. BS.
Vũ Hồng Ngọc