Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách trị viêm da tiếp xúc côn trùng (kiến ba khoang)

Viêm da tiếp xúc côn trùng là vấn đề da liễu thường gặp có thể chuyển biến xấu, tổn thương da nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời...

viêm da tiếp xúc côn trùng là bệnh da liễu thường gặp, xảy ra sau khi bị côn trùng cắn hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hoặc bụi phấn của côn trùng. triệu chứng lâm sàng của bệnh là phát ban da, xuất hiện mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy. nếu không can thiệp xử lý đúng cách và kịp thời, làn da có thể bị tổn thương nặng nề, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Viêm da tiếp xúc côn trùng là gì?

Viêm da tiếp xúc côn trùng là vấn đề da liễu đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da do tiếp xúc với nọc độc hay các dị nguyên có trên côn trùng. điển hình như dịch tiết, bụi phấn, hóa chất, nhựa mủ độc. tình trạng này thường kích hoạt sau khi chạm vào hay bị côn trùng cắn.

Tổn thương da do tiếp xúc với côn trùng thường có xu hướng bùng phát vào một số thời điểm nhất định trong năm. nhất là giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết nóng ẩm hay sau mùa thu hoạch lúa…

Côn trùng không chỉ gây bệnh bằng cách đốt và để lại nọc độc hay tiếp xúc trực tiếp với da mà còn thông qua tiếp xúc gián tiếp. điển hình như tiết dịch ở quần áo, giày dép, mền gối hay một số vật dụng cá nhân khác.

Viêm da tiếp xúc côn trùng chỉ gây ra tổn thương khu trú ngay tại vùng da có tiếp xúc nên thường có mức độ nhẹ và dễ dàng khắc phục. tuy nhiên, các triệu chứng trên da có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. nếu không sớm phát hiện và can thiệp thì những vấn đề nghiêm trọng hơn hoàn toàn có thể phát sinh.

Kiến ba khoang – Côn trùng gây viêm da tiếp xúc điển hình

Trong các loại côn trùng gây viêm da tiếp xúc thì kiến ba khoang là loại điển hình và thường làm bùng phát bệnh ở mức độ nặng nề hơn. loại côn trùng này có tên khoa học là paederus thuộc họ paederinae thoạt nhìn giống kiến. vì thế thường được dân gian gọi là kiến ba khoang, kiến nhốt, kiến lác…

Kiến ba khoang có phần đầu nhỏ, 2 râu đơn chia sốt và mở rộng về phía trước. Bụng có 8 đốt rất dẻo và có khả năng uốn cong dễ dàng, các đốt màu đỏ hung và màu đen xen lẫn nhau. Phần mình của kiến 3 khoang có 3 cặp chân.

Trên mình có 2 đôi cánh, cánh chứng ở ngoài che phủ khoảng 3 – 4 đốt bụng. còn cánh lụa ở dưới và cuộn gọn dưới cánh cứng. kiến ba khoang chạy và bay rất nhanh, khi chạy thường sẽ cong phần đuôi lên như đuôi bọ cạp.

Kiến ba khoang là loài côn trùng vùng nhiệt đới nóng ẩm, sinh sản quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa. chúng thường hoạt động ban ngày, vào ban đêm thường thích chỗ sáng như quanh bóng đèn.

Kiến ba khoang có thể tiết ra chất độc có tên gọi pavan có thể gây phỏng tương tự như cantharidin của loài sâu ban miêu. khi da người tiếp xúc với chất này thường bùng phát triệu chứng viêm da bọng nước gây nóng rát da rất khó chịu.

Ngoài kiến ba khoang thì một số loại côn trùng khác cũng dễ gây bệnh viêm da tiếp xúc như:

    Sâu ban miêu

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc côn trùng

Viêm da tiếp xúc côn trùng thường sẽ gây ra tổn thương trên da có hình thái đặc trưng và có thể dễ dàng nhận biết. sau khi tiếp xúc với nọc độc hay dị nguyên của côn trùng khoảng vài ba giờ thì da sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

Cần chú ý để có thể phát hiện sớm:

    Tổn thương kích hoạt ngay tại vị trí tiếp xúc trực tiếp với nọc độc hay dịch tiết của côn trùng.

Nếu bị nhẹ thì tổn thương da có thể vỡ, khô, đóng mài và lành hẳn sau khoảng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên trong những trường hợp nặng, tổn thương da có thể lan rộng, trợt loét, bọng mủ, chảy dịch và thậm chí dẫn đến hoại tử.

Ngoài những tổn thương tại chỗ thì viêm da tiếp xúc côn trùng còn có thể gây ra một số biểu hiện toàn thân đi kèm. thống kê ghi nhận, có khoảng 20% trường hợp có biểu hiện sốt, mệt mỏi, nổi hạch và khó chịu trong vòng 1 – 2 ngày đầu. một số ít trường hợp khác có thể bị đau nhức khớp gần với vùng da tổn thương.

Cách trị viêm da tiếp xúc côn trùng nhanh chóng

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc côn trùng có thể được cải thiện nhanh chóng nếu bạn sớm phát hiện và xử lý đúng cách. để giảm nhanh tổn thương da, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, cần chú ý xử lý và điều trị như sau:

1. Làm sạch da với nước muối S*nh l*

Sau khi tiếp xúc với nọc độc hay dịch tiết của côn trùng bạn cần chú ý rửa sạch da, nhất là vùng có tiếp xúc với nước muối S*nh l*. trường hợp không có sẵn nước muối S*nh l* thì có thể rửa nhanh với nước mát để làm dịu da và loại bỏ dị nguyên.

Cần nhớ, sau khi rửa nhanh với nước mát vẫn phải vệ sinh lại bằng nước muối S*nh l* hoặc pha nước muối loãng để ngâm rửa lại. Có thể thực hiện thêm cách đắp khăn lạnh để hỗ trợ làm dịu da, giảm sưng và ngăn ngừa tổn thương bùng phát mạnh.

Nếu xử lý nhanh, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ nọc độc và dịch tiết côn trùng. Nhờ đó làm giảm mức độ cũng như phạm vi tổn thương da.

2. Thu*c bôi chữa viêm da tiếp xúc côn trùng

Sau khi vệ sinh, làm sạch và dịu da thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Thông thường, các loại Thu*c bôi ngoài da sẽ được chỉ định nhằm sát trùng, giảm viêm và làm khô vùng da bị tổn thương.

Dưới đây là một số loại Thu*c bôi được dùng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng:

    Hồ nước: Thường được chỉ định khi triệu chứng viêm da tiếp xúc côn trùng mới bùng phát. Hồ nước là dung dịch được sử dụng ngoài da với khả năng sát trùng nhẹ có thể làm dịu da và giảm viêm. Tần suất dùng 1 – 2 lần/ngày.
  • Dung dịch Jarish: Loại Thu*c này có chứa hoạt chất Glycerum và Acidum boricum có tác dụng làm sạch da. Đồng thời hỗ trợ giảm viêm sưng, ngăn ngừa bội nhiễm. Dung dịch Jarish được dùng với tần suất khoảng từ 1 – 3 lần/ ngày.
  • Thu*c mỡ kháng sinh:  Được chỉ định sau khi tổn thương da đã khô hoàn toàn. Eumovate, Fucicort và Gentrison là những loại được dùng phổ biến nhất nhằm giảm viêm, ngứa ngáy và hạn chế nhiễm trùng da.

Đối với các trường hợp trên da xuất hiện bọng mủ hay có dấu hiệu bội nhiễm thì bác sĩ thường sẽ chỉ định các loại Thu*c bôi có tính sát trùng cao hơn. Phải kể đến như:

    Thu*c tím: Kali permanganate là thành phần chính trong Thu*c tím có đặc tính oxy hóa cao. Nhờ đó mà có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn cũng như vi nấm trên bề mặt da. Trong trường hợp tổn thương da rộng, bạn có thể pha Thu*c tím theo chỉ dẫn từ bác sĩ để ngâm rửa hay tắm.
  • Dung dịch Milian: Dung dịch này có chứa hoạt chất xanh methylen với tác dụng sát trùng nhẹ, đồng thời phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng. Có thể đáp ứng tốt với trường hợp viêm da tiếp xúc côn trùng có sinh mủ.

3. Dùng Thu*c uống khi cần thiết

Đa phần các trường hợp viêm da tiếp xúc côn trùng thường sẽ được cải thiện khi sử dụng Thu*c bôi ngoài da. tuy nhiên, nếu nọc độc côn trùng gây tổn thương da sâu và nghiêm trọng thì chỉ dùng Thu*c bôi sẽ không đáp ứng hoàn toàn. nhất là ở những người có làn da mỏng, nhạy cảm và hệ miễn dịch suy yếu.

Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại Thu*c uống như:

    Thu*c kháng Histamine: Một số loại Thu*c kháng histamine tổng hợp như Diphenhydramin, Promethazin, Loratadin, Clorpheniramin… thường được bác sĩ chỉ định. Nhóm Thu*c này có tác dụng làm giảm ngứa ngáy cùng tình trạng quá mẫn trên da do côn trùng gây ra.
  • Thu*c giảm đau: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, sưng hạch, đau nhức hay mệt mỏi. Bác sĩ có thể kê toa các Thu*c giảm đau như Acetaminophen, Diclofenac hay Naproxen.
  • Thu*c kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp viêm da tiếp xúc côn trùng xuất hiện bội nhiễm. Kháng sinh đường uống có tác dụng ức chế vi khuẩn, làm giảm mức độ tổn thương da, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết.

4. Chăm sóc da khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng

Bên cạnh việc sử dụng Thu*c, khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng, bạn cần chú ý chăm sóc da kỹ lưỡng. điều này sẽ hỗ trợ kiểm soát, khắc phục triệu chứng và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương da.

Dưới đây là một số cách chăm sóc tại nhà nên áp dụng:

    Chườm lạnh: Áp dụng chườm lạnh lên vùng da tổn thương sẽ hỗ trợ làm giảm sưng viêm và giảm ngứa ngáy đáng kể. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện trong trường hợp mụn  nước chưa vỡ, tổn thương da chưa có dấu hiệu bội nhiễm. Chỉ cần dùng gạc y tế thấm vào nước mát vô trùng sau đó đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Sau khoảng 15 phút thì gỡ ra và dùng khăn mềm thấm khô.
  • Giữ vệ sinh cho làn da: Để giúp vết thương nhanh lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng thì bạn cần chú ý vệ sinh vùng da bị tổn thương đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối S*nh l*.
  • Dưỡng ẩm da: Sau khi da đã khô lại và đóng mài, bạn cần thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho da. Điều này sẽ giúp làm giảm tình trạng khô ráp cũng như bong tróc da. Đồng thời cách này còn hỗ trợ thúc đẩy tốc độ phục hồi và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo trên da.
  • Các thói quen khác: Ngoài ra, nên mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng để hạn chế ma sát trên bề mặt da. Đồng thời tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da đang bị tổn thương.

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc côn trùng

Viêm da tiếp xúc côn trùng không phải là tình trạng quá nghiêm trọng và thường ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. tuy nhiên, tổn thương da và những triệu chứng của bệnh thường gây khó chịu, bứt rứt và nhiều trường hợp có thể để lại thâm sẹo.

Cần chú ý thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hay bệnh tái phát:

    Côn trùng thường bị hấp dẫn bởi ánh sáng nên vào buổi tối bạn nên đóng cửa sổ, kéo rèm để tránh chúng bay vào nhà.

Viêm da tiếp xúc côn trùng là tình trạng da liễu thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. chỉ cần sớm phát hiện và can thiệp đúng cách thì tổn thương da có thể cải thiện nhanh và ít để lại sẹo. tuy nhiên bạn vẫn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị nhằm đề phòng rủi ro phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

    Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để giảm nhanh?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-tiep-xuc-con-trung)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Tôi bị viêm dạ dày trào ngược (đã nội soi), bác sĩ kê đơn cho Thu*c uống mà không đỡ. Xin hỏi bệnh của tôi phải điều trị như thế nào.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY