Rắn đuôi chuông có khả năng thu nước cực kì độc đáo. (Nguồn: Shutterstock) |
Mỗi lần cần nước, con rắn lại xuất hiện từ hang có cấu trúc bằng đá của nó và tự biến mình thành một cuộn dây phẳng, chặt để thu mưa, mưa đá và tuyết - lượng mưa quý giá mà nó có thể bỏ lỡ.
Chính xác thì rắn đuôi chuông đã thực hiện được hành vi này nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt, như một cơ chế cứu sinh? Đó chính xác là nghi vấn mà các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Arizona đặt ra. Rõ ràng, cơ thể con rắn chuông đã có một cơ chế đặc biệt giúp nó tự vệ.
Gặp bất kể trạng thái nào của nước, những con rắn này tự làm phẳng cơ thể hoặc cuộn chặt để "thu hoạch nước". Khi những giọt nước tích tụ và kết lại trên vảy lưng (với đường kính khoảng 5 mm), con rắn sẽ tiến hành hấp thụ nước từ nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể.
Từ quan điểm của khoa học, các nhà nghiên cứu đã quét các vảy rắn chuông bằng kính hiển vi điện tử để theo dõi cách rắn "uống nước" bằng vảy trên lưng như thế nào. Hình ảnh cho thấy, các đường dẫn nước li ti tạo thành một mạng lưới giống như mê cung. Vảy lưng giúp thu thập nước nhờ một bề mặt dính, không thấm nước, có thể giữ các giọt nước lên bề mặt. Khi có đủ lượng nước cần thiết, rắn sẽ hút chất lỏng theo cách tương tự như từ bất kỳ nguồn nước nào khác, có thể là một cái ao.
Mặc dù cơ chế đặc biệt này là duy nhất đối với rắn đuôi chuông, nhưng cũng có các loài sống ở sa mạc khác đã phát triển các kỹ thuật tương tự. Một số loài thằn lằn được tìm thấy ở các sa mạc khô cằn và bụi rậm ở Australia sử dụng da của chúng như một mạng lưới ống hút cho phép loài bò sát này sử dụng chân để thấm sương từ cát và trầm tích.