Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cam thảo - Thuốc ích khí, nhuận phế, giải độc

Cam thảo là rễ và thân rễ phơi sấy khô của cây cam thảo (Glycyrrhira uralensis Fish.) hay (Glycyrrhiza glabra L.), thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Ở Việt Nam, có 2 vị Thuốc mang tên “Cam thảo”: Cam thảo Nam (Scoparia dulcis L.), thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae); Cam thảo dây (Abrrus precatorius L.), thuộc họ đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng làm Thuốc của Nam là toàn cây (Herba Scopariae). Vị Thuốc được dùng thay Bắc để chữa sốt, say sắn và giải độc cơ thể. Được nhân dân nhiều nước dùng chữa ho, đại tiện lỏng, kinh nguyệt quá nhiều, giảm đường huyết trong bệnh đái đường... Bộ phận dùng làm Thuốc của dây là lá và rễ, có vị ngọt nên được dùng thay Bắc trong các đơn Thuốc. Nhưng hoạt chất của 2 cây khác nhau. Hạt có chất abrin là protid độc nên chú ý khi sử dụng.

Về thành phần hóa học, có glycyrrhizin là saponin, nhóm olean, hàm lượng 10 - 14% dược liệu khô, acid liquiritic (thuộc nhóm saponin), flavonoid 3 - 4% (liquiritin, isoliquiritin...), coumarin (umbelliferon, herniarin, liqcoumarin), đường và tinh bột. Theo Đông y, vị ngọt dịu, tính bình; vào 12 kinh. Có tác dụng ích khí, hoãn cấp, nhuận phế, giải độc, điều hòa các vị Thuốc. Chữa tỳ hư ăn kém, đại tiện lỏng, phát nóng sốt do mệt nhọc, đau dạ dày, miệng khát, ho, tim đập mạnh, đau họng, trúng độc, mụn nhọt. Liều lượng: 2-12g/ngày. Dùng sống tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu khát; sao vàng tác dụng bổ tỳ vị, chữa tỳ hư tiêu chảy; tẩm mật sao tác dụng nhuận bổ.

Cam thảo dây là lá và rễ, được dùng thay cam thảo Bắc trong các đơn Thuốc.

Một số bài Thuốc có cam thảo

Ích khí phục mạch:

Bài 1 - Thang Chích cam thảo: cam thảo 16g, thục địa 32g, mạch môn 12g, a giao 12g, ma nhân 12g, đảng sâm 12g, quế chi 12g, sinh khương 12g, đại táo 4 quả. Sắc uống. Công dụng: ích tâm khí, bổ tâm huyết, dưỡng tâm âm, thông tâm dương. Chữa khí hư huyết nhược, tim rung, thở ngắn, lưỡi nhạt ít rêu, mạch kết đại hoặc hư sác.

Bài 2 - Tứ quân tử thang: nhân sâm 8g, phục linh 12g, bạch truật 8g, cam thảo 8g, thêm 3 lát sinh khương, 3 quả đại táo. Tất cả cho vào nồi, đổ 5 bát nước, đun cạn còn bát rưỡi, chia uống làm 2 lần. Công dụng: ích khí kiện tỳ. Chữa tỳ vị khí hư, sắc mặt trắng bệch, tứ chi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.

dùng trong trường hợp nhiệt thương tổn tân dịch gây đau họng, đau bụng, toàn thân và tứ chi co rút, đau buốt cấp tính.

Bài 1 - Thang Cát cánh: cát cánh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống hoặc tán bột uống. Chữa họng sưng đau.

Bài 2 - Thang Thược dược Cam thảo: bạch thược 16g, cam thảo 16g. Sắc uống. Trị chứng bắp thịt co rút đau buốt.

dùng khi bị trúng độc phát lở ngứa, trúng độc do Thuốc trừ sâu hoặc do ăn uống.

Bài 1: cam thảo sống 20g. Sắc uống. Trị trúng độc phát lở ngứa thời kỳ đầu.

Bài 2: cam thảo 63g, phòng phong 63g. Sắc uống. Trị trúng độc do nấm độc. Thêm đậu xanh nấu chín, uống. Trị trúng độc do Thuốc trừ sâu nông nghiệp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cam-thao-thuoc-ich-khi-nhuan-phe-giai-doc-n164067.html)
Từ khóa: cam thảo

Chủ đề liên quan:

cam thảo giải độc ích khí

Tin cùng nội dung

  • Dây cam thảo mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dày và lá cam thảo. Rễ của dây cam thảo ít thấy ở thị trường.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY