Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cam toại - Vị Thuốc tiêu thũng, thanh nhiệt

Cam toại còn có tên khác là niền niệt, niệt gió... Tên khoa học: Euphorbia Kansut L. Bộ phận dùng làm Thuốc là rễ củ.
Cam toại còn có tên khác là niền niệt, niệt gió... Tên khoa học: Euphorbia Kansut L. Bộ phận dùng làm Thuốc là rễ củ. Nên chọn rễ từng chuỗi như cái suốt thoi, vỏ sắc vàng hoặc trắng xám, ít xơ, nhiều bột không mối mọt là tốt. Ngày dùng: 1 - 3g, thường dùng dạng Thuốc tán bột uống, dùng ngoài tùy ý. Cam toại thường được nhập từ Trung Quốc và nơi khác. Có nơi dùng cây niệt gió gọi nam cam toại để lợi thủy, trục đàm là không đúng.

Cam toại chủ yếu có chứa các chất euphorbon, kanzuiol, euphorbol, euphol, ingenol, 13-oxyingenol, kansuinine A, B… Theo Đông y, cam toại vị đắng, ngọt, tính hàn. Vào kinh phế, thận và đại trường, có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt, trừ đàm. Trị thủy thũng, trướng đầy, tích đờm, nước ở phổi, bụng dưới... Sau đây là một số bài Thuốc trị bệnh có cam toại:

Trị chứng âm thịnh gây ra tiêu chảy: Dùng bài Cam toại bán hạ thang (Kim quỹ yếu lược): bán hạ 12g, cam toại 4g, chích thảo 4g, mật 100ml, thược dược 6g. Tác dụng: trục thủy, khử đàm, tán kết, trừ mãn, giải kinh, chỉ thống.

Trị thực tích bụng đầy đau: Dùng bài Cam toại phá kết tán (Thái Bình thánh huệ phương): cam toại 10g, hoàng cầm 20g, thanh bì 20g, đại hoàng 20g. Tán bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g. Tác dụng: thông lợi, trị chứng tích khối do nhiệt tích.

Trị phù thũng bụng căng đầy: cam toại (sao) 6g, hắc khiên ngưu 30g. Tán bột sắc, uống từng hớp (Phổ Tế Phương).

Trị sán khí, sa dịch hoàn: cam toại, hồi hương 2 vị bằng nhau tán bột uống một lần 6g (Trung Quốc Dược học đại từ điển).

Chữa bụng ngực chân tay phù thũng: đại táo 10 quả, cam toại 12g, đại kích 12g, nguyên hoa 12g. Các vị tán bột, trộn đều, mỗi lần uống từ 0,5 - 1,5g, ngày 1 lần vào sáng lúc bụng đói với nước sắc đại táo. Tác dụng: Công trục thủy ẩm (Thập táo thang gia giảm).

Kiêng ky: Tuyệt đối không dùng chung cam toại với cam thảo. Người dạ dày yếu nên thêm đại táo vào thang có cam toại. Phụ nữ có thai cấm dùng.

Lương y Minh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cam-toai-vi-thuoc-tieu-thung-thanh-nhiet-n134157.html)

Chủ đề liên quan:

cam toại thanh nhiệt vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY