Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cắn dây điện, bé 2 tuổi bị hoại tử miệng

(MangYTe) - Bé gái 2 tuổi ở thị trấn Lục Yên (Yên Bái) trong khi chơi đã nghịch cắn vào dây điện, bị điện giật gây bỏng nặng, hoại tử vùng miệng.

Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp điển hình bỏng vùng miệng do cắn vào dây điện. Bệnh nhi là bé gái 2 tuổi ở tỉnh Yên Bái trong khi chơi đã nghịch cắn vào dây điện, bị điện giật gây bỏng vùng miệng.

Theo lời kể của gia đình, trong lúc ngồi chơi với chị gái (14 tuổi), bé nghịch cắn vào dây điện, khiến điện giật gây bỏng nặng vùng miệng.

Bé bất tỉnh trong 10-15 phút trong tình trạng không được sơ cứu. Đến khi phát hiện, gia đình mới đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái để tiêm kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày.

Sau 1 tuần, do vết thương nặng, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia trong tình trạng tỉnh táo, có tổn thương bỏng diện tích 20 cm2 (10cm2) sâu độ III, IV vùng miệng cằm, ăn kém, vùng miệng, cằm hoại tử ướt tiết dịch mủ nhiều.

Cắn dây điện, bé 2 tuổi bị hoại tử miệng

Hình ảnh bệnh nhi trước và sau khi điều trị khỏi.

Tại đây bác sĩ nhận định, với tổn thương bỏng sâu ở vùng miệng, bé sẽ có rất nhiều nguy cơ để lại di chứng sẹo co kéo vùng miệng. Khi bị sẹo gây co kéo vùng miệng sẽ gây ảnh hướng tới chức năng ăn uống qua đường miệng của cháu và thẩm mỹ trên khuôn mặt.

Quá trình điều trị bé được chỉ định dùng kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày, phẫu thuật ghép da mảnh.

Sau 24 ngày điều trị, bé gái đã được ra viện ngày 23/7 với tổn thương bỏng khỏi hoàn toàn vùng miệng và cằm.

Theo BS Nguyễn Băng Tâm - Khoa Điều trị Bỏng trẻ em, trẻ em thường bị điện giật khi sinh hoạt. Điện gây bỏng sâu và để lại hậu quả nặng nề về chức năng vận động, thẩm mỹ, chấn thương đi kèm khi té ngã, có thể Tu vong.

Trong đó, trẻ cũng thường bị bỏng do cắn phải dây điện. Tổn thương bỏng ở vùng miệng phức tạp, để lại di chứng sẹo co kéo vùng miệng gây ảnh hưởng tới chức ăn uống và thẩm mỹ trên gương mặt trẻ.

Trẻ em thường bị bỏng do sơ suất của người lớn. Các đồ vật gây bỏng để ở tầm thấp, không đúng nơi quy định nên trẻ có thể với tay tới được. Người lớn không giám sát trẻ kỹ lưỡng nên trẻ sờ tay vào phích, ổ cắm điện, dây điện hở hoặc cắn vào dây điện.

Do đó, BS Tâm khuyến cáo gia đình có trẻ nhỏ nên lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn, sử dụng các ổ cắm có nắp đậy, có rơ le tự ngắt khi chập điện. Các ổ điện cần được đặt trên cao, ngoài tầm với của trẻ.

Tuyệt đối không mắc dây điện trần trong nhà. Không cho trẻ chơi gần đường điện. Không cho trẻ nghịch dụng cụ điện. Không cho trẻ thao tác cắm điện. Cất kín dụng cụ điện. Bịt kít ổ điện khi không dùng đến. Không cho trẻ tự sửa chữa điện. Khi trông trẻ phải có sự giám sát thường xuyên của người lớn.

Khi phát hiện ra trẻ bị điện giật, phải bình tĩnh, nhanh chóng cắt nguồn điện hoặc dùng vật liệu cách điện sẵn có (đứng trên tấm ván gỗ khô, đi dép hoặc đeo găng tay cao su, gậy gỗ khô…) gỡ dây điện khỏi trẻ. Ngay sau đó kiểm tra chức năng sống của trẻ.

Nếu trẻ bị điện giật nhẹ, sau khi ngắt dòng điện, trẻ có thể tự phục hồi tỉnh táo, tự thở bình thường.

Nếu trẻ bị nặng, bất tỉnh, ngừng thở, ngừng tim cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu ngay lập tức cho trẻ, hà hơi thổi ngạt - ép tim ngoài lồng ngực (làm ngay, không được vận chuyển). Chỉ chuyển trẻ đến bệnh viện gần nhất khi trẻ đã thở và tim đập trở lại.

Tăng cường giáo dục truyền thông kiến thức về sử dụng điện an toàn cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ bỏng điện ở trẻ em.

Chí Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công lý (https://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/can-day-dien-be-2-tuoi-bi-hoai-tu-mieng-352104.html)

Tin cùng nội dung

  • Những T*i n*n sinh hoạt là rất khó tránh, vì vậy chúng ta cần phải nắm vững các biện pháp cấp cứu khi có tổn thương xảy ra.
  • Với bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, kết hợp hà hơi thổi ngạt.
  • Bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.
  • Trong khi chơi đùa trẻ con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Trong khi chơi đùa trẻ em rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện. Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY