Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hạ thân nhiệt cứu người đàn ông bị điện giật

TP HCM-Người đàn ông 34 tuổi bị điện giật khi làm việc, ngất xỉu, hôn mê và ngưng tim hai lần, được cứu sống nhờ phương pháp hạ thân nhiệt.

Người bệnh ngưng tim lần đầu khi được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện (gần nơi gặp nạn) ở quận Phú Nhuận. Các bác sĩ xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện ba lần, chích 6 ống adrenalin - một loại Thu*c được dùng nhiều trong hồi sức và cấp cứu.

Sau khi tim đập lại, người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, chiều 19/5. Vừa vào Khoa Cấp cứu, bệnh nhân lại rơi vào tình trạng nguy kịch, ngưng tim lần hai. Các bác sĩ sốc điện khử rung thất hai lần và xoa bóp tim ngoài lồng ngực đến khi có nhịp tim đập lại.

Tiến sĩ, bác sĩ huỳnh văn ân, trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc, bệnh viện nhân dân gia định, cho biết bệnh nhân được cho thở máy, nhanh chóng thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. trong vòng hai giờ kể từ lúc vào viện, bệnh nhân đã được kiểm soát thân nhiệt mục tiêu. đây là kỹ thuật cao được bệnh viện ứng dụng từ năm 2017 trên nhiều trường hợp ngưng tim ngưng thở, với phương pháp giảm thân nhiệt của người bệnh xuống 33 độ c. sau 24 tiếng duy trì nhiệt độ trên, nhiệt độ cơ thể bệnh nhân được nâng dần 0,25 độ c mỗi giờ cho đến khi đạt 37 độ c.

Sau khi áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy và hồi sức tích cực trong vài ngày, người bệnh tỉnh táo, ngưng được máy hạ thân nhiệt, dừng thở máy, rút ống nội khí quản. ngày 24/5, bệnh nhân hồi phục tốt, có thể xuất viện trong một vài ngày tới.

Bệnh nhân hiện hồi phục sức khỏe. Ảnh: Bích Hạnh

Theo bác sĩ ân, các bệnh nhân ngừng tim sau khi được hồi sức, hồi phục tuần hoàn có thể bị di chứng về thần kinh ở nhiều mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng nặng nề tới sự tái hòa nhập của người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. tuy nhiên, nhờ phương pháp hạ thân nhiệt, người bệnh có thể được bảo vệ não, giảm thiểu các di chứng về thần kinh về sau.

Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Lưu ý, nếu không có cầu dao điện, tuyệt đối không vì hoảng loạn mà sờ tay vào nạn nhân khi chưa ngắt điện. Nhanh chóng gọi sự trợ giúp từ người xung quanh và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ha-than-nhiet-cuu-nguoi-dan-ong-bi-dien-giat-4467623.html)

Tin cùng nội dung

  • Với bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, kết hợp hà hơi thổi ngạt.
  • Bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.
  • Trong khi chơi đùa trẻ con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Trong khi chơi đùa trẻ em rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện. Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là gió lạnh buốt với độ ẩm cao, hoặc ở trong môi trường lạnh và ẩm trong thời gian dài, cơ chế điều hòa của cơ thể sẽ mất khả năng giữ cho nhiệt độ cơ thể trong giới hạn bình thường.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY