Sơ cấp cứu hôm nay

Sơ cứu khi bị điện giật, bỏng điện

Bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.
Vết bỏng điện có thể biểu hiện ít hoặc không hề thấy trên da, nhưng những tổn thương có thể lan rộng sâu xuống các mô bên dưới da. Khi có một dòng điện mạnh truyền qua cơ thể bạn, thì những tổn thương bên trong, như rối loạn nhịp tim hay ngừng tim, có thể xảy ra.
Đôi khi sức giật của điện có thể làm cho bạn bị văng ra hoặc bị ngã, gây gãy xương hoặc các chấn thương liên quan khác.
Nếu chẳng may bạn bị bỏng hoặc chứng kiến người bị bỏng điện thì cần ngay lập tức gọi cấp cứu nếu thấy người bị bỏng điện bị đau, lú lẫn, hoặc thay đổi nhịp thở, nhịp tim hay ý thức.
Trong khi chờ sự hỗ trợ từ y tế, nên thực hiện ngay những bước sơ cứu sau:
Trước tiên hãy quan sát, chú ý đừng chạm vào nạn nhân. Vì nạn nhân có thể vẫn còn tiếp xúc với nguồn điện. Khi chạm vào, người đó có thể truyền điện sang bạn.
Tìm và ngắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không, hãy di chuyển nguồn điện ra xa cả bạn và người bị thương bằng một vật không dẫn điện được làm từ bìa các tông, nhựa hay gỗ.
Sau khi di chuyển hoặc cắt được nguồn điện, thực hiện thao tác kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn (gồm: thở, ho hoặc cử động) của người bị nạn. Nếu không có, phải thực hiện ngay các thao tác hồi sức tim phổi.
Hồi sức tim phổi bao gồm hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và bóp tim ngoài lồng ngực để giữ cho máu có oxy đến được não và các cơ quan trọng yếu khác cho đến khi việc điều trị chính qui hơn có thể phục hồi nhịp tim bình thường.
Trong quá trình sơ cứu cần chú ý đề phòng sốc cho nạn nhân. Nên đặt nạn nhân nằm xuống ở tư thế đầu hơi thấp hơn thân người và kê cao chân.
Nhớ che phủ vùng bị bỏng. Nếu nạn nhân đang thở, hãy che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc vô trùng, hoặc bằng vải sạch. Không sử dụng vải màn hay khăn mặt. Các sợi vải lùng nhùng có thể dính vào vết bỏng.
Sau đó hãy nhanh chóng đưa người bị nạn tới bệnh viện, trung tâm y tế cấp cứu. Mangyte.vn Theo Kiến thức
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-khi-bi-dien-giat-bong-dien-2454.html)

Chủ đề liên quan:

bỏng bỏng điện điện giật sơ cứu

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Vào dịp cuối năm, bệnh nhi bị bỏng lại tăng lên do người lớn bận rộn chuẩn bị đón Tết nên lơ là việc trông nom trẻ.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY