Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cẩn trọng khi tự ý dùng Thuốc điều trị Covid-19

(HNMCT) - Đã có những F0 đang cách ly điều trị tại nhà tự ý tìm mua và dùng một số loại Thuốc điều trị Covid-19 khi chưa có hướng dẫn từ cơ quan y tế. Các chuyên gia khuyến cáo, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, thậm chí tính mạng.

(HNMCT) - Đã có những F0 đang cách ly điều trị tại nhà tự ý tìm mua và dùng một số loại Thuốc điều trị Covid-19 khi chưa có hướng dẫn từ cơ quan y tế. Các chuyên gia khuyến cáo, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, thậm chí tính mạng.

Uống Thuốc theo truyền miệng

Hà Nội đang có nhiều F0 điều trị tại nhà. Nhiều người bệnh tìm tới các diễn đàn để tham vấn ý kiến từ các “chuyên gia mạng”. Các đơn Thuốc điều trị Covid-19 khác nhau được lan truyền trên mạng xã hội, trong đó bao gồm cả Thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng đông, kháng vi rút.

Chị Nguyễn Thị Hà ở phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, chị đã nhờ mua được 20 viên Thuốc Favipiravir 200mg do Ấn Độ sản xuất với giá hơn 2 triệu đồng. Nhiều người khác cũng tự ý tìm mua và sử dụng Thuốc Molnupiravir mà không theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Ngoài Thuốc kháng vi rút, thời gian qua nhiều người săn lùng các loại Thuốc chống đông như Rivaroxaban, Thuốc kháng viêm Methylprednisolone, Examethasone, Prednisolone để dùng khi cần thiết.

Theo Bộ Y tế, thời gian qua, tại nhiều tỉnh, thành phố xuất hiện tình trạng tự test nhanh Covid-19, không thông báo với cơ quan y tế mà tự mua Thuốc, điều trị tại nhà. Điều này đã gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Một số người mới là F1 song cũng dùng chung các gói Thuốc Covid-19 được y tế cơ sở phường phát cho F0 cùng nhà.

Trước thực tế đó, nhiều chuyên gia lo ngại người dân mua phải Thuốc không phù hợp, dùng sai Thuốc. Thực tế, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ đã gặp những trường hợp xuất huyết phổi, chảy máu trong do tự ý sử dụng Thuốc chống đông.

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho hay, để sử dụng Thuốc chống đông, kháng viêm, việc đánh giá chính xác tình trạng bệnh là rất quan trọng. Người dân chưa được thăm khám, tự ý sử dụng những loại Thuốc này sẽ mang đến nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe. Chẳng hạn, với Thuốc kháng viêm chứa thành phần corticoid, bác sĩ Hùng cho hay, nếu sử dụng quá sớm, ở thời điểm ban đầu trong diễn biến bệnh, sản phẩm này có thể làm tăng thời gian thanh thải vi rút, đồng nghĩa với việc SARS-CoV-2 sẽ có điều kiện để tồn tại trong cơ thể lâu hơn.

Cùng chung lo lắng, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết, việc sử dụng Thuốc chứa corticoid quá sớm sẽ mang đến nguy cơ ức chế miễn dịch ở người bệnh; vi rút bị đào thải chậm hơn và có khả năng bùng phát trong cơ thể F0, dẫn đến tình trạng bệnh nặng.

Kiểm soát việc sử dụng Thuốc

Với bệnh nhân Covid-19, giai đoạn 3 - 5 ngày đầu sau khi nhiễm Covid-19, cơ thể sẽ đề kháng ngăn chặn sự nhân lên của vi rút. Người bệnh ưu tiên sử dụng các nhóm Thuốc điều trị triệu chứng, nhóm bồi bổ cơ thể (vitamin, đông dược) và Thuốc kháng vi rút. Nếu F0 sử dụng Thuốc kháng vi rút giai đoạn này sẽ ngăn chặn được sự nhân lên của vi rút, từ đó ngăn bệnh diễn tiến nặng.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong giai đoạn mới mắc Covid-19, người bệnh tuyệt đối không dùng Thuốc kháng viêm (corticoid). Bên cạnh đó, cần biết rằng Thuốc kháng viêm có các tác dụng phụ, gây xuất huyết tiêu hóa với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, tá tràng... Thuốc kháng đông cũng không có giá trị vì người bệnh chưa có rối loạn đông máu ở giai đoạn này.

Thuốc kháng viêm, kháng đông chỉ sử dụng khi chuyển sang giai đoạn 2, thường vào ngày thứ 7 trở đi. Khi F0 suy hô hấp, Sp02 giảm thấp, tổn thương phổi, bác sĩ sẽ xem xét và cho F0 dùng Thuốc kháng viêm, kháng đông nếu không chống chỉ định. Bệnh nhân phải được theo dõi sát sau đó, đặc biệt là nguy cơ xuất huyết dữ dội. Ở giai đoạn này Thuốc kháng vi rút không còn hiệu quả vì vi rút đã nhân lên, phát triển, gây biến chứng trong cơ thể.

Liên quan tới việc cấp phát Thuốc trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, việc cấp Thuốc cho các trường hợp mắc và được theo dõi, quản lý tại nhà sẽ do trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc tổ hỗ trợ theo dõi F0 tại nhà thực hiện. Hiện nay, các Thuốc trên không phải trả phí nhưng việc cấp phát Thuốc phải đúng theo quy định.

Thuốc kháng vi rút Molnupiravir là sản phẩm chưa được Bộ Y tế cấp phép, do đó, các F0 chỉ được sử dụng khi đã khám sàng lọc, đánh giá và cam kết tham gia với sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế. Được biết, Molnupiravir là Thuốc đang thử nghiệm, có các tiêu chuẩn kiểm soát rất chi tiết, chặt chẽ, như chống chỉ định với F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh lý nền về gan, thận. Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ và phải theo dõi sát sao trong khi dùng để có thể can thiệp kịp thời nếu có biến chứng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1021327/can-trong-khi-tu-y-dung-thuoc-dieu-tri-covid-19)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY