Kinh tế xã hội hôm nay

Căng thẳng Mỹ-TQ nóng đến vậy, vì sao trong diễn văn của ông Lý Khắc Cường đến 1 lời ám chỉ cũng không có?

Bài diễn văn của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 22/5 vừa qua hầu như chỉ tập trung vào những thách thức trong nước, theo SCMP.

Những tranh cãi giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc về đại dịch COVID-19 đã trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông trong nước và quốc tế, đồng thời dấy lên nhiều nỗi lo về nguy cơ bùng nổ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng vấn đề này lại không hề được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề cập trong bài diễn văn khai mạc kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Cụ thể, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông), mặc dù phong trào chỉ trích do Mỹ khởi xướng về cách Trung Quốc ứng phó với COVID-19 khi dịch bệnh này khởi phát vẫn đang tiếp diễn, nhưng ông Lý Khắc Cường đã tập trung vào bản danh sách dài về những thách thức kinh tế-xã hội trong nước mà chính phủ Trung Quốc phải đối diện.

Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thừa nhận rằng "Trung Quốc sẽ phải đối diện với những thách thức chưa từng có" trong một thời gian dài, nhưng ông cũng bày tỏ quyết tâm và tin tưởng rằng nước này sẽ "vượt qua" những thách thức ấy nhờ những sức mạnh của chính quyền, sức mạnh kinh tế và tiềm năng lớn của thị trường.

Bài diễn văn của Thủ tướng Trung Quốc vẫn làm theo nguyên tắc không chỉ đích danh bất cứ quốc gia nào, nhưng việc thiếu đi các chi tiết ám chỉ cũng đã nói lên nhiều điều về những căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước, theo SCMP.

Khi đại dịch COVID-19 gây ra nhiều thiệt hại nặng nề tại Mỹ và châu Âu, mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất nhì thế giới này lại càng trở nên tồi tệ hơn.

"Các quan chức và nhà lãnh đạo của Trung Quốc, trong đó bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, thường nói về những biến đổi mà thế giới đã không được chứng kiến trong cả một thế kỷ. Giờ đây những điều đó đã trở thành hiện thực", Pang Zhongying, một nhà phân tích về quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh, cho biết.

"Trung Quốc có lẽ đang phải đối diện với tình hình quốc tế tồi tệ nhất trong vòng 3 thập niên qua, khi mối quan hệ giữa hai nước Mỹ-Trung đang dần tiến đến mức độ 'rơi tự do'", nhà phân tích Pang nhận định.

Mặc dù Trung Quốc và Mỹ có hợp tác trong lĩnh vực y tế khi khủng hoảng COVID-19 xảy ra, nhưng sự hợp tác này hầu như không có tác dụng hàn gắn mối quan hệ của hai nước.

Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, Tổng thống Donald Trump đã liên tục lên tiếng chỉ trích và đổ lỗi cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, căng thẳng giữa hai nước lại càng gia tăng do những vấn đề Đài Loan, Hồng Kông và Biển Đông.

"Rõ ràng Bắc Kinh đang chuẩn bị cho những viễn cảnh tồi tệ nhất, trong đó bao gồm kịch bản đối đầu vũ trang", nhà phân tích Pang nhận định.

Đó có thể là lý do khiến Thủ tướng Lý Khắc Cường gần như không nhắc tới Washington trong bài diễn văn của mình, ngoại trừ một lần khi ông đề cập tới việc thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vừa được hai nước ký kết đầu năm nay.

"Chúng ta đã đạt được những thành quả tốt đẹp nhờ các chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trung quốc sẵn sàng làm việc cùng các quốc gia khác để tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19, thúc đẩy sự ổn định của nền kinh tế thế giới, tăng cường lãnh đạo toàn cầu, và ủng hộ hệ thống quốc tế với Liên Hợp Quốc (LHQ) là trung tâm, cùng với đó là trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế", ông Lý Khắc Cường tuyên bố hôm thứ 6 tuần trước (22/5).

Ảnh: AFP

Lời cam kết của ông Lý Khắc Cường chưa thực sự thuyết phục?

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng lời cam kết của Thủ tướng Trung Quốc chưa thực sự thuyết phục, bởi hầu hết các tổ chức đa phương như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bị suy yếu trong khủng hoảng COVID-19.

Trong khi đó, Hội đồng Bảo An LHQ đã gần như tê liệt do cuộc đối đầu của hai cường quốc Mỹ-Trung và đã không thể hành động trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu do đại dịch COVID-19.

Mối quan hệ của Trung Quốc với Liên minh châu Âu, Nga và Châu Phi cũng bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề, và Bắc Kinh ngày càng trở nên cô lập trên chính trường quốc tế. Điều này càng gây khó dễ cho Trung Quốc với mục tiêu khôi phục hệ thống LHQ, theo Gu Su, một nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Nam Kinh, Trung Quốc.

SCMP đã tiến hành đối chiếu nội dung bài diễn văn gần đây nhất của Thủ tướng Ký Khắc Cường và 7 bài diễn văn trước Quốc hội kể từ năm 2013 của ông này, và phát hiện rằng những phát biểu trước đó thường sử dụng cách diễn đạt tích cực khi nói về mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia lớn khác.

Nhiều nhà quan sát đều cho rằng cách diễn đạt của ông Lý Khắc Cường trong bài phát biểu trước Quốc hội về mối quan hệ của Trung Quốc và các quốc gia lớn khác có thể được coi là "thước đo" cho mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc.

Sau khi ông Tập và người tiền nhiệm của ông Trump - cựu Tổng thống Barack Obama - có cuộc họp thượng đỉnh tại California năm 2013, ông Lý Khắc Cường đã báo cáo trước Quốc hội Trung Quốc vào kỳ họp năm 2014 rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia lớn khác "đang dần tiến triển thông qua sự tương tác qua lại".

Sau đó, vào tháng 3/2016, ông Lý Khắc Cường đã báo cáo trước Quốc hội Trung Quốc rằng nước này đã đạt được "tiến bộ mới" với các quốc gia lớn khác. Phát biểu này được đưa ra vào 4 tháng sau khi ông Obama có chuyến thăm chính thức tại Bắc Kinh.

Báo cáo chi tiết nhất của Thủ tướng Lý Khắc Cường về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có lẽ là trong năm 2017, khi ông Tập chuẩn bị tham dự cuộc họp với ông Trump vào một tháng sau đó. "Quan hệ hợp tác của Trung Quốc và các quốc gia lớn khác đã được tăng cường", ông Lý Khắc Cường báo cáo trong kỳ họp Quốc hội năm 2017.

Mời quý độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus:

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/cang-thang-my-tq-nong-den-vay-vi-sao-trong-dien-van-cua-ong-ly-khac-cuong-den-1-loi-am-chi-cung-khong-co-20200524225412608.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều không ngờ tới là không có tinh trùng.
  • Nhiều đàn ông không có tinh trùng đã có thể sinh con nhờ kỹ thuật vi phẫu tìm tinh trùng từ các mô tinh hoàn. Trong năm 2014 TPHCM đã có 6 đứa trẻ sinh ra từ kỹ thuật này.
  • Các cụ vẫn có câu: Cáu giận hại tâm, buồn bực hại gan… từ xưa người ta đã biết những stress, cáu giận, lo lắng, buồn phiền đều hại tâm, hại tim, hại gan, hại thận cả.
  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY